Số người chết do nắng nóng tại châu Âu tăng mạnh

Trong ba thập kỷ qua, số người chết do nắng nóng bất thường tại châu Âu đã tăng gấp đôi so với đầu thế kỷ 19, đó là kết quả nghiên cứu do một nhóm nhà khoa học Thụy Điển vừa công bố trên tạp chí Biến đổi khí hậu tự nhiên (Nature Climate Change).

Cũng theo nhóm nghiên cứu này, mọi biến đổi về khí hậu đều có khả năng dẫn đến tổn thất cho con người.

Theo ông Evgeny Tishkovts, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thời tiết Phobos, xu hướng này liên quan đến những biến đổi khí hậu toàn cầu.


Ảnh: lapresse.ca

Trong ba thập niên qua, các chuyên gia khí hậu quan sát thấy nền nhiệt đã tăng mạnh nhất kể từ 1.300 năm nay. Nhiệt độ không khí tăng gần 1 độ C, nhiệt độ đại dương tăng 0,7 độ C. Kèm theo đó là các hiện tượng thiên nhiên bất thường khác như mực nước biển dâng lên 22cm, diện tích băng vĩnh cửu co hẹp về phía Bắc khoảng 1,5km mỗi năm và đã giảm ba lần trong vòng 50 năm qua.

Những đợt siêu nóng kéo dài vài tuần vào mùa Hè và rét hại trong mùa Đông đã kéo theo hàng chục nghìn trường hợp tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch và nhiều căn bệnh khác. Nắng nóng ở châu Âu trong mùa Hè năm 2003 cướp đi mạng sống của hơn 70.000 người.

Trong năm 2010, ở Nga có 55.000 người qua đời do oi bức và hạn hán. Mùa Hè năm nay, 60.000 người Nhật Bản phải nhập viện vì nắng nóng và nhiều người đã không qua khỏi.

Nhóm chuyên gia trên dự báo số người tử vong do sự bất thường của thời tiết sẽ tăng ở mọi nơi trên thế giới, nhưng đặc biệt tại Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, phía Đông của Nam Mỹ và Nam Australia, cũng như vùng lãnh thổ châu Âu của Nga.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News