Sốc 2 lần khi kiểm tra “quái vật biến thành vàng” 183 triệu tuổi

Posidonia Shale là địa điểm nổi tiếng với những hóa thạch "bằng vàng" tuyệt đẹp ở Đức, lưu giữ các quái vật nhỏ kỷ Jura được tự nhiên biến thành những vật thể sáng lấp lánh như vàng ròng.

Một nhóm khoa học gia quốc tế đã quyết định khám phá bí ẩn Posidonia Shale lần nữa bằng cách đến và kiểm tra một số mẫu hóa thạch của các quái vật biển nhỏ khoảng 183 triệu năm tuổi, tức sống vào giữa kỷ Jura.

Cũng như nhiều mẫu vật Posidonia Shale khác, chúng đều được bảo quản tốt trong một lớp vật chất sáng lấp lánh như vàng.

Sốc 2 lần khi kiểm tra “quái vật biến thành vàng” 183 triệu tuổi
Một trong các quái vật nhỏ được hóa thạch theo cách độc nhất vô nhị tại Posidonia Shale - (Ảnh: Sinjini Sinha)

Các nhà nghiên cứu trước đó đã tin rằng đó không phải là vàng như chúng ta vẫn dùng làm trang sức mà là "vàng của kẻ ngốc", tức pyrite, một loại khoáng chất đẹp như vàng.

Thế nhưng kết quả kiểm tra mới nhất cho thấy những sinh vật này không hề bị pyrite hóa như suy nghĩ trước đây.

"Lạ thay, có một ít pyrite trên vài mẫu, nhưng về cơ bản tất cả đều là canxit phốt phát hoặc hợp chất có màu vàng khác cùng nhóm" - Phó giáo sư Rowan Martindale từ Khoa Khoa học địa chất của Trường Đại học Texas ở Austin, thành viên nhóm nghiên cứu, nói với Live Science.

Phó giáo sư Martindale cho biết đó là một cú sốc đối với cả nhóm, sau khi phân tích tất cả 70 quái vật nhỏ hóa thạch khác nhau. Các cụm tinh thể pyrite rất nhỏ nên chính các khoáng chất mới phát hiện mới là thứ đem lại màu vàng lấp lánh lạ mắt.

Trước đó người ta tưởng nó là pyrite không chỉ vì quá giống, mà còn vì quá trình pyrite hóa chỉ diễn ra ở môi trường thiếu oxy, rất phù hợp với các mẫu vật nằm trong đá phiến sét đen này.

Nghiên cứu mới tiết lộ mặc dù Posidonia Shale đúng là môi trường đáy biển cổ đại thiếu oxy tạo tiền đề cho quá trình hóa thạch, nhưng nó cần một sự kiện oxy bùng nổ làm "mồi" để các phản ứng hóa thạch xảy ra. Đó là lý do các khoáng chất phốt phát chiếm lĩnh và tạo ra dạng hóa thạch giống như vàng.

Tuy nhiên, cho dù các quái vật nhỏ hóa thạch này không phải vàng, cũng chẳng phải vàng của kẻ ngốc, chúng vẫn vô cùng quý giá vì có niên đại từ kỷ Jura, mang độ nguyên vẹn hoàn hảo và vẻ đẹp hiếm có.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Earth Science Reviews.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ hoàng đầu tiên thời cổ đại lên ngôi 4.500 năm trước

Nữ hoàng đầu tiên thời cổ đại lên ngôi 4.500 năm trước

Nữ hoàng Kubaba là người phụ nữ duy nhất có tên trong Danh sách Vua Sumer và được cho là nắm giữ một đội quân hùng mạnh.

Đăng ngày: 09/05/2023
Bí ẩn sốc ở “tảng đá tình nhân”: Mộ đôi kiêm đài thiên văn 5.000 tuổi

Bí ẩn sốc ở “tảng đá tình nhân”: Mộ đôi kiêm đài thiên văn 5.000 tuổi

Trên " tảng đá tình nhân" khổng lồ La Pena de los Enamorados, một cấu trúc cự thạch 5.000 năm tuổi vừa tiết lộ hàng loạt điều bất ngờ.

Đăng ngày: 09/05/2023
Tàn tích đế chế Mông Cổ trỗi dậy bên dưới lớp băng vĩnh cửu

Tàn tích đế chế Mông Cổ trỗi dậy bên dưới lớp băng vĩnh cửu

Hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến những lớp băng vĩnh cửu ở khu vực phía đông Á-Âu tan chảy, để lộ những ngôi mộ đáng sợ cùng xác ướp bên trong.

Đăng ngày: 08/05/2023
Nghiên cứu DNA để tìm ra chủ nhân sợi dây chuyền thời đồ đá

Nghiên cứu DNA để tìm ra chủ nhân sợi dây chuyền thời đồ đá

các nhà khoa học đã thành công trích xuất và xác định chủ nhân của mẫu DNA cổ đại tìm thấy trên một mặt dây chuyền thời đồ đá.

Đăng ngày: 08/05/2023
Giải mã bức tượng người lạ ôm pharaoh Ai Cập

Giải mã bức tượng người lạ ôm pharaoh Ai Cập

Nghiên cứu mới có thể hé lộ danh tính của pharaoh và một người không thuộc hoàng tộc trong bức tượng bí ẩn được khai quật vào những năm 1850.

Đăng ngày: 08/05/2023
Phát hiện trại lính La Mã 2.000 năm tuổi giữa sa mạc

Phát hiện trại lính La Mã 2.000 năm tuổi giữa sa mạc

Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford đã phát hiện 3 trại quân sự La Mã, có từ gần 2.000 năm trước, ở sa mạc Saudi Arabia.

Đăng ngày: 07/05/2023
Phát hiện xác ướp trẻ em Ai Cập mắc bệnh thiếu máu

Phát hiện xác ướp trẻ em Ai Cập mắc bệnh thiếu máu

Các nhà nghiên cứu phát hiện bệnh thiếu máu rất phổ biến ở trẻ em Ai Cập cổ đại và có thể góp phần dẫn tới cái chết của chúng.

Đăng ngày: 06/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News