Sốc với loài dơi Philippines to bằng người lớn

Những bức ảnh về loài dơi có kích thước to bằng con người gần đây đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội, khiến cư dân mạng dậy sóng.

Sốc với loài dơi Philippines to bằng người lớn
Những con dơi có kích thước lớn đến giật mình.

Hình ảnh về loài dơi kỳ lạ từng được lan truyền trên trang Reddit vào năm 2018 và trở thành chủ đề nóng trên mạng. Mới đây, một bài đăng khác tiếp tục làm dấy lên sự quan tâm về loài dơi đặc biệt này.

Theo đó, chúng là loài dơi có nguồn gốc từ Philippines, được gọi là dơi "cáo bay vương miện vàng khổng lồ". Chúng cũng được gọi là dơi vương miện vàng, là một loài ăn quả thuộc họ dơi megabat lớn nhất thế giới.

Dơi vương miện vàng có chiều dài cẳng tay dài nhất trong số các loài, kích thước lên tới 21,5 cm. Sải cánh của chúng cũng có độ dài ấn tượng từ 1,5 đến 1,7 mét, đủ để bao phủ một con người có kích thước trung bình. Bản thân dơi vương miện vàng cũng có thể nặng tới 1,4 kg.

Trong khi nhiều người cho rằng những con dơi này khá đáng sợ thì chúng lại hoàn toàn vô hại. Dơi vương miện vàng chủ yếu ăn trái cây, lá cây và nguồn thực phẩm chính của chúng là quả sung. Những con dơi này dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ vì chúng cũng sống về đêm như những loài dơi khác.

Giống như tất cả các loài dơi megabat, dơi vương miện vàng khổng lồ không thể định vị hoặc sử dụng âm thanh tần số cao để điều hướng. Bù lại, chúng có thị lực tốt và sử dụng thị lực để bay cũng như tìm kiếm thức ăn.

Sốc với loài dơi Philippines to bằng người lớn
Từ năm 1986 đến năm 2016, số lượng dơi vương miện vàng đã giảm hơn 50%.

Loài dơi "cáo bay vương miện vàng khổng lồ" hiện đang được bảo vệ bởi công ước quốc tế và nằm trong danh sách các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, ngay cả khi loài dơi này được luật pháp Philippines và luật pháp quốc tế bảo vệ, nạn săn bắn, buôn bán chúng vẫn diễn ra, khiến chúng biến mất hoàn toàn khỏi nhiều hòn đảo ở Philippines như Panay và nhiều khu vực của Cebu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những con sư tử biển mất đầu, trôi dạt vào bờ biển Canada

Bí ẩn những con sư tử biển mất đầu, trôi dạt vào bờ biển Canada

Xác những con sư tử biển bị chặt đầu trôi dạt vào bờ biển đảo Vancouver trong vài tháng qua, khiến các nhà bảo vệ động vật lo ngại.

Đăng ngày: 08/07/2020
Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà

Phát hiện nhiều loài thú quý hiếm ở Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà

Đợt khảo sát mới đây đã làm các nhà khoa học ngạc nhiên với kết quả thu được về các loài thú tại VQG Bidoup - Núi Bà, một trong những khu rừng tự nhiên lớn, được bảo vệ ở phía nam dãy Trường Sơn.

Đăng ngày: 08/07/2020
Chuột Onco và cuộc chiến tranh giành bản quyền

Chuột Onco và cuộc chiến tranh giành bản quyền

Năm 1988, lần đầu tiên trong lịch sử, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ cấp bản quyền cho một giống động vật của Đại học Havard.

Đăng ngày: 08/07/2020
Chim ó cá quắp mồi lao lên khỏi mặt nước

Chim ó cá quắp mồi lao lên khỏi mặt nước

Chim ó cá, còn gọi là ưng biển, sử dụng những móng vuốt sắc nhọn để bắt mồi rồi dang đôi cánh lớn bay lên.

Đăng ngày: 08/07/2020
Đập Tam Hiệp đẩy loài cá khổng lồ này của Trung Quốc vào cảnh tuyệt chủng hoàn toàn

Đập Tam Hiệp đẩy loài cá khổng lồ này của Trung Quốc vào cảnh tuyệt chủng hoàn toàn

Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất hành tinh của Trung Quốc nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi, trong đó bao gồm việc xây dựng con đập này đã đẩy một số loại động vật quý hiếm trong khu vực sông Dương Tử vào chỗ tuyệt chủng.

Đăng ngày: 07/07/2020
Kỳ quái loài vật giống rắn có nọc độc ở miệng

Kỳ quái loài vật giống rắn có nọc độc ở miệng

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng về tuyến nọc độc ở caecilian, động vật lưỡng cư không chân có hình dáng giống rắn.

Đăng ngày: 06/07/2020
Chim cánh cụt ở Nam Cực hạnh phúc hơn khi băng biển tan

Chim cánh cụt ở Nam Cực hạnh phúc hơn khi băng biển tan

Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi thấy chim cánh cụt Adelie ở Nam Cực rất thích khi băng biển tan. Loài săn mồi vùng Nam Cực mang tính biểu tượng này có thể là một loài hưởng lợi hiếm có khi khí hậu nóng lên toàn cầu.

Đăng ngày: 05/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News