Sông băng Nam Cực tan chảy dễ đẩy nước biển dâng cao 3,4 mét

Sông băng Totten ở thềm băng đông Nam Cực đang tan chảy từ dưới đáy, đe dọa khiến mực nước biển dâng cao hơn 3,4 mét.


Tác động của gió tới quá trình tan chảy sông băng Totten. (Video: YouTube.)

Nghiên cứu mới do các nhà khoa học ở Đại học Texas tại Austin, Mỹ, tiến hành kết luận những cơn gió mạnh thổi qua Nam Đại Dương mang nước ấm đến Totten, khiến sông băng lớn nhất ở đông Nam Cực tan chảy từ phía dưới. Nhóm chuyên gia cảnh báo những cơn gió này sẽ ngày càng dữ dội hơn do biến đổi khí hậu, Long Room hôm qua đưa tin.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng hình ảnh vệ tinh và dữ liệu ứng suất gió để tìm hiểu ảnh hưởng của gió lên nước bên dưới sông băng. Kết quả phân tích cho thấy tốc độ tan chảy của sông băng tăng lên khi có gió mạnh ở Nam Đại Dương.

Sông băng Nam Cực tan chảy dễ đẩy nước biển dâng cao 3,4 mét
Sông băng Totten bị tan chảy từ dưới. (Ảnh: Đại học Texas.)

Những cơn gió làm ấm nước dưới biển sâu trong quá trình mang tên nước trồi (upwelling). Nước ấm được đẩy lên thềm lục địa và khi tới gần bờ, nó tuần hoàn bên dưới đoạn trôi nổi của sông băng, khiến thềm lớp băng tan chảy từ bên dưới.

"Totten được gọi là gã khổng lồ say ngủ bởi nó có kích thước đồ sộ và được đánh giá là kém nhạy cảm đối với những thay đổi trong môi trường. Nhưng nếu Totten đang ngủ, chúng tôi nhận thấy những dấu hiệu chịu tác động, và có thể chỉ một luồng gió thổi qua cũng đủ đánh thức sông băng", Chad Greene, nghiên cứu sinh ở Viện Địa vật lý Texas, nói.

Độ mạnh của gió khác biệt theo từng năm, nhóm nghiên cứu cho biết. Nhưng biến đổi khí hậu sẽ làm những cơn gió mạnh hơn trên Nam Đại Dương, ảnh hưởng tới quá trình tan chảy của sông băng Totten. Quá trình này không đòi hỏi nhiệt độ không khí hay nước biển tăng lên. Thay vào đó, hiện tượng nước trồi xảy ra khi gió xáo trộn lớp nước bề mặt, mở đường cho dòng nước ấm ở sâu hơn.

"Hiện tượng diễn ra giống như khi bạn thổi bát mì nóng và những sợi mì bên dưới bắt đầu xoay tròn và nhô lên bề mặt", Greene giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Chùm ảnh: Bão số 12 càn quét, Khánh Hòa tan hoang chưa từng thấy sau hơn 20 năm

Chùm ảnh: Bão số 12 càn quét, Khánh Hòa tan hoang chưa từng thấy sau hơn 20 năm

Tính đến chiều 4/11, toàn tỉnh Khánh Hòa có ít nhất 11 người chết và 1 người mất tích. Người dân ở đây thừa nhận kể từ năm 1993 tới nay mới có một trận bão mạnh như vậy.

Đăng ngày: 05/11/2017
Accu Weather cập nhật dự báo hiểm họa bão Damrey với Việt Nam, Lào, Campuchia

Accu Weather cập nhật dự báo hiểm họa bão Damrey với Việt Nam, Lào, Campuchia

Áp thấp nhiệt đới đã gây ra những vụ lở đất nghiêm trọng ở Philippines vào đầu tuần này, sau đó đã mạnh lên thành bão Damrey (theo tiếng Campuchia Damrey nghĩa là

Đăng ngày: 04/11/2017
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu

Đăng ngày: 04/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News