Sông băng trên núi Mont Blanc có nguy cơ sụp đổ
Sông băng khổng lồ trên ngọn núi cao nhất Tây Âu sắp mất hàng trăm mét khối băng, buộc nhà chức trách phong tỏa đường và sơ tán lều trại.
Một phần sông băng Planpincieux chứa 250.000m3 băng có thể rơi xuống núi, theo Stefano Miserocchi, thị trưởng của thị trấn Courmayeur ở gần đó. Các chuyên gia phát hiện dải băng di chuyển nhanh hơn nhiều tốc độ thông thường và kết luận sông băng đang đe dọa thung lũng Ferret. Thị trưởng Miserocchi đã chỉ đạo phong tỏa hai con đường và sơ tán những căn lều trên ngọn núi cao 4.810m.
Sông băng Planpincieux ở sườn bên Italy. (Ảnh: Reuters).
Từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, nửa dưới sông băng trượt ở tốc độ 50 - 60cm/ngày. Sông băng nằm trên vách đá phía đông nam đỉnh núi Mont Blanc có diện tích hơn 1km2 và được theo dõi sát sao từ năm 2013. Trước đây, vào những tháng mùa hè, sông băng hiếm khi dịch chuyển quá 30cm/ngày.
"Hiện tượng này cho thấy ngọn núi đang trải qua thời kỳ nhiều biến động lớn do các yếu tố khí hậu, do đó đặc biệt dễ tổn hại", thị trưởng Miserocchi cho biết. Ông cũng nhấn mạnh hiện nay chưa có nguy cơ trực tiếp đối với khu vực dân cư.
Các chuyên gia chia sẻ họ chưa có cách biết chính xác khi nào sông băng sẽ sụp đổ và chưa có hệ thống cảnh báo nào được lắp đặt. Họ cũng bày tỏ lo ngại thời tiết ấm lên trên khắp dãy Alps đang làm gia tăng nguy cơ tan chảy tầng đất đóng băng vĩnh cửu, khiến sông băng biến mất.
Trong báo cáo đầu tuần này, Tổ chức Khí tượng Thế giới cảnh báo nếu nhiệt độ trung bình tiếp tục tăng lên ở mức hiện nay, băng ở khu vực phía đông và trung tâm dãy Alps có thể biến mất hoàn toàn trong vòng 2 - 3 thập kỷ. Những sông băng tồn tại quanh năm sẽ chỉ còn lại ở phía tây dãy Alps, phần cao nhất của dãy núi.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
