Sóng biển ngày càng dữ dội khi Trái đất ấm lên

Dữ liệu địa chấn cho thấy sóng đại dương ngày càng dữ dội hơn trong những thập kỷ gần đây, khiến các vùng biển ngày càng nhiều bão và sóng biển dâng cao hơn.

Khi sóng đại dương dâng lên và hạ xuống, chúng tác dụng lực xuống đáy biển và tạo ra sóng địa chấn. Hiện nay những sóng địa chấn này mạnh và lan rộng, đến mức chúng xuất hiện dưới dạng tiếng đập đều đặn trên máy ghi địa chấn.

Giáo sư Richard Aster, trưởng khoa địa vật lý Đại học bang Colorado (Mỹ), và các đồng nghiệp đã theo dõi sự gia tăng sóng biển trên khắp thế giới trong 4 thập kỷ qua.

Sóng biển ngày càng dữ dội khi Trái đất ấm lên
Khi hành tinh ấm lên, những con sóng này thu được năng lượng cao tàn phá vùng ven biển - (Ảnh: METEORED).

Với những dữ liệu toàn cầu, cùng nghiên cứu địa chấn khu vực, vệ tinh và các đại dương, nhóm nghiên cứu nhận thấy trong thập kỷ qua năng lượng sóng biển mạnh lên rất nhiều, đồng thời bão cũng ngày càng gia tăng.

Nhóm nghiên cứu phân tích cường độ sóng biển từ cuối những năm 1980 đến nay tại 52 trạm ghi địa chấn trên khắp thế giới.

Họ nhận thấy tại 41 trạm (tỉ lệ 79%), năng lượng sóng biển tăng dần đáng kể trong nhiều thập kỷ.

Kết quả, kể từ cuối thế kỷ 20, năng lượng sóng biển trung bình trên toàn cầu tăng với tốc độ trung bình 0,27% mỗi năm. Tuy nhiên kể từ năm 2000, tỉ lệ này tăng lên 0,35% mỗi năm.

Năng lượng tăng lớn nhất ở các khu vực có nhiều bão tố tại Nam Đại Dương, gần bán đảo Nam Cực. Nhưng kết quả trên cũng cho thấy sóng Bắc Đại Tây Dương tăng nhanh nhất trong vài chục năm qua. Điều này phù hợp với nghiên cứu gần đây cho thấy cường độ bão Bắc Đại Tây Dương và các mối nguy hiểm ven biển đang tăng lên.

Bão Ciarán tấn công châu Âu với những đợt sóng mạnh và gió mạnh như bão vào tháng 11-2023 là một ví dụ.

Các đại dương hấp thụ khoảng 90% lượng nhiệt dư thừa, do lượng phát thải khí nhà kính ngày càng tăng từ các hoạt động của con người trong những thập kỷ gần đây.

Năng lượng dư thừa trên có thể chuyển thành nhiều sóng có sức tàn phá hơn và nhiều cơn bão mạnh hơn.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Cảnh báo ven biển

Kết quả của nhóm nghiên cứu đưa ra cảnh báo cho các cộng đồng ven biển, nơi sóng biển va đập vào bờ ngày càng nhiều, làm hư hỏng cơ sở hạ tầng và xói mòn đất.

Tác động của việc tăng năng lượng sóng mạnh càng trở nên phức tạp hơn khi mực nước biển dâng đang diễn ra do biến đổi khí hậu và sụt lún.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Ngoài ra, cấp thiết cần nâng cao khả năng phục hồi cơ sở hạ tầng ven biển và các chiến lược bảo vệ môi trường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện dãy núi ẩn dưới dòng hải lưu mạnh nhất hành tinh

Phát hiện dãy núi ẩn dưới dòng hải lưu mạnh nhất hành tinh

Dãy núi ngầm nằm ở độ sâu khoảng 4.000m, hình thành dưới hải lưu vòng Nam Cực, dòng hải lưu ảnh hưởng đến tình trạng nước biển dâng.

Đăng ngày: 19/12/2023
Vùng biển gần tam giác quỷ Bermuda biến đổi

Vùng biển gần tam giác quỷ Bermuda biến đổi "không thể nhận ra"

Chỉ trong 40 năm, vùng biển Đại Tây Dương quanh Bermuda thay đổi gần như không thể nhận ra được.

Đăng ngày: 17/12/2023
Phát hiện cá heo đầu tiên có

Phát hiện cá heo đầu tiên có "ngón tay cái"

Các nhà khoa học đã phát hiện cá heo đầu tiên có 'ngón tay cái', điều hoàn toàn bất ngờ và có thể đến từ tình trạng giao phối cận huyết ở cá heo cha mẹ.

Đăng ngày: 16/12/2023
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 7" ở cá heo mũi chai

Loài cá heo mũi chai vốn nổi tiếng thông minh được phát hiện là một trong số ít các loài động vật có vú sở hữu " giác quan thứ 7", và thậm chí còn mạnh hơn năng lực của loài thú mỏ vịt.

Đăng ngày: 13/12/2023
Hàng nghìn tấn cá chết dạt vào bờ biển Nhật Bản

Hàng nghìn tấn cá chết dạt vào bờ biển Nhật Bản

Trong những ngày qua, hàng nghìn tấn cá chết trôi dạt vào bãi biển phía Bắc Nhật Bản.

Đăng ngày: 13/12/2023
Loài trai khổng lồ 1,2m tưởng đã tuyệt chủng

Loài trai khổng lồ 1,2m tưởng đã tuyệt chủng "tái xuất" ngoài khơi Croatia

Một loại ký sinh trùng gần như xóa sổ loài trai Pinna nobilis khổng lồ vào năm 2016. Tuy nhiên, mới đây, Croatia phát hiện loài trai này sinh trưởng trở lại và đang nỗ lực bảo tồn chúng.

Đăng ngày: 12/12/2023
Hải sâm sống ở độ sâu 1.000m

Hải sâm sống ở độ sâu 1.000m "che chở" cua hoàng đế

Chi hải sâm Scotoplanes, còn gọi là heo biển, sống dưới đáy biển và từng được bắt gặp mang theo những con cua hoàng đế non trên bụng và lưng.

Đăng ngày: 11/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News