Sống sót nhờ máy lọc máu tự chế

Cứ ba lần mỗi tuần, một người đàn ông Trung Quốc ngồi trong nhà vệ sinh nhỏ xíu của ông để lọc máu bằng cỗ máy thẩm tách đơn sơ.

Khi còn là một sinh viên đại học, Hu Songwen - hiện sống ở thị trấn Qutang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc - đã mắc bệnh suy thận mãn khiến thận không thể loại chất thải ra khỏi máu. Ông chạy thận trong bệnh viện từ năm 1993 và hết sạch tiền sau 6 năm. Quẫn bách nhưng không đầu hàng số phận, chàng cựu sinh viên quyết định tự chế tạo một máy thẩm tách để giảm chi phí điều trị, China Daily đưa tin.


Hu chế tạo chiếc máy thẩm tách từ các dụng cụ nhà bếp và thiết bị y tế cũ. (Ảnh: Rex Features)

Với các dụng cụ nhà bếp và thiết bị y tế cũ, Hu đã chế tạo thành công một máy thẩm tách có khả năng hoạt động giống như một quả thận bên ngoài cơ thể. Nó bao gồm hai ngăn. Máu được bơm qua một ngăn, còn chất thẩm tách chảy vào ngăn kia. Một màng mỏng giữa hai ngăn giúp máy ngăn chặn những phân tử có kích thước lớn hơn một mức nhất định.

Hu tạo ra dung dịch thẩm tách bằng cách trộn lẫn kali clorua, muối ăn, muối bicarbonate với nước nguyên chất.

Chiếc máy đã giúp ông tống chất thải ra khỏi máu trong suốt 13 năm qua. Mỗi lần bước vào nhà vệ sinh, ông luồn hai ống vào động mạch ở cánh tay. Máu từ cánh tay được bơm ra một ống, chảy qua máy rồi trở lại cơ thể qua ống kia.

"Tôi chỉ phải bỏ ra 60 tệ cho mỗi lần chạy thận tại nhà, tương đương 12% so với chi phí ở bệnh viện", Hu nói.


Những dụng cụ mà Hu sử dụng để pha chế dung dịch
thẩm tách: chai nước, chảo và cân. (Ảnh: Rex Features)

Các bác sĩ cảnh báo Hu có thể bị nhiễm trùng hoặc biến chứng do không sử dụng nước vô trùng trong quá trình pha chế dung dịch thẩm tách.

Hai người bạn của Hu đã qua đời sau khi chạy thận bằng máy thẩm tách do ông chế tạo, song ông cũng chẳng còn lựa chọn nào khác.

Sau khi tuần báo Phương Nam đăng câu chuyện của Hu, chính quyền địa phương đã quyết định trợ cấp y tế cho Hu để chi phí chạy thận tại bệnh viện tương đương chi phí điều trị tại nhà. Nhưng Hu không tỏ ra hào hứng với đề xuất của chính quyền địa phương, bởi bệnh viện gần nhất cũng khá xa nhà, trong khi ông đang phải chăm sóc mẹ già 81 tuổi.

"Ngoài ra các bệnh viện cũng đang ở trong tình trạng quá tải do lượng người có nhu cầu chữa bệnh quá lớn", Hu bình luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News