Space Pen - công nghệ bút không gian của NASA đã hơn 50 tuổi nhưng vẫn chạy tốt

Khó có thể tin công nghệ sử dụng trên bút không gian lại có tuổi thọ lâu đời đến vậy.

Một trong những điều mà NASA phải tìm ra khi quyết định đưa con người lên mặt trăng trong kỷ nguyên Apollo là cách những phi hành gia đó viết trong không gian. Trong khi người Nga sử dụng bút chì tiêu chuẩn và đã giải quyết được vấn đề thì người Mỹ lại muốn sử dụng bút bi.

Công ty chế tạo "Space Pen" (bút không gian) có tên Fisher Pen Company, họ đã kỉ niệm 50 năm chuyến bay đầu tiên của Space Pen (năm 1968) trên tàu Apollo 7 hồi năm ngoái.

Space Pen - công nghệ bút không gian của NASA đã hơn 50 tuổi nhưng vẫn chạy tốt
Công nghệ trên chiếc bút dùng trong không gian của NASA đã có tuổi thọ 50 năm.

Kể từ chuyến bay lịch sử đó, Space Pen đã được sử dụng liên tục trong các nhiệm vụ của Tàu con thoi và các chuyến bay đến Trạm vũ trụ MIR. Nói cách khác, cây bút này đã có mặt trên mọi chuyến bay của NASA. Qua nhiều năm phát triển, nhiều mẫu bút Space Pen đã ra đời cho những mục đích sử dụng cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, dù thiết kế có thể khác nhau nhưng công nghệ cốt lõi của những chiếc bút này vẫn không thay đổi.

Thành phần cốt lõi cho phép bút hoạt động trong không không gian không trọng lực là hộp mực điều áp, thứ mà Paul Fisher, người sáng lập Fisher Pen Company, đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1966. Hộp mực điều áp sử dụng loại mực có tên là thixotropic. Matt Fisher, phó giám đốc bán hàng và tiếp thị của công ty nói rằng mực này gần với chất rắn trước khi được khuấy loãng.

Việc khuấy sẽ biến mực thành dạng mực lỏng và nó được thực hiện với một quả bóng lăn nhỏ trong ruột bút. Quả bóng xoay tạo ra một lớp mực cực mỏng nên cho phép nó chảy trong môi trường không trọng lực.

Trong những năm qua, cây bút đã được sử dụng trong nhiều môi trường khác ngoài không gian nhờ khả năng viết lộn ngược, trong nước và trên hầu hết các bề mặt. Mực có thể chảy ở một phạm vi nhiệt độ từ -30F đến hơn 250F. Mặc dù người Nga sử dụng bút chì nhưng đồng thời họ cũng sử dụng Space Pen trong một số nhiệm vụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc hai tinh vân đầu lâu kỳ quái trong vũ trụ

Kinh ngạc hai tinh vân đầu lâu kỳ quái trong vũ trụ

Mang diện mạo đầu lâu đặc thù, đây là hai tinh vân thú vị nhận được sự quan tâm chú ý của giới thiên văn học.

Đăng ngày: 08/02/2019

"Soi" hành tinh chứa đầy đá quý, kim loại hiếm đáng ao ước

Những hành tinh chứa đầy kim loại, đá quý hiếm có ở ngoài vũ trụ luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ giới khoa học. Dưới công nghệ thăm dò hồng ngoại, các nhà nghiên cứu đã khám phá được khá nhiều hành tinh.

Đăng ngày: 07/02/2019
Nhật Bản: Tàu thăm dò Hayabusa2 chuẩn bị đáp xuống bề mặt thiên thạch Ryugu

Nhật Bản: Tàu thăm dò Hayabusa2 chuẩn bị đáp xuống bề mặt thiên thạch Ryugu

Giới chức Nhật Bản ngày 6/2 thông báo tàu thăm dò Hayabusa2 sẽ đáp xuống bề mặt một thiên thạch có đường kính khoảng 1 km, gọi là Ryugu và hiện cách Trái Đất 300 triệu km, vào cuối tháng này.

Đăng ngày: 06/02/2019
Vẻ đẹp kỳ lạ của thiên hà xoáy nước Whirpool

Vẻ đẹp kỳ lạ của thiên hà xoáy nước Whirpool

Kính viễn vọng Không gian Hubble đã quan sát được Whirpool qua các bước sóng khác nhau trong dải ánh sáng khả kiến, ánh sáng hồng ngoại và tia X.

Đăng ngày: 06/02/2019
'Hơi thở' cuối cùng của một ngôi sao sắp chết trông như thế nào?

'Hơi thở' cuối cùng của một ngôi sao sắp chết trông như thế nào?

Hình ảnh này là một phần nằm trong chương trình Eso Cosmic Gems, dự án giúp công chúng quan tâm hơn đến thiên văn học bằng những hình ảnh trực quan, hấp dẫn của vũ trụ.

Đăng ngày: 06/02/2019
Dải Ngân hà trước nguy cơ bị tấn công

Dải Ngân hà trước nguy cơ bị tấn công

Dải Ngân hà đang đối mặt với nguy cơ bị thiên hà láng giềng tấn công trong vòng 2,5 tỉ năm, khiến siêu hố đen thức giấc và hệ mặt trời với trái đất bị đẩy vào không gian xa xôi.

Đăng ngày: 05/02/2019
Vì sao tàu vũ trụ bay cả trăm năm không hết nhiên liệu?

Vì sao tàu vũ trụ bay cả trăm năm không hết nhiên liệu?

Chính phủ Mỹ cho biết một con robot có thể giúp tạo ra nguồn cung plutonium-238 (Pu-238) lâu dài và đáng tin cậy cho các tàu thăm dò không gian của NASA.

Đăng ngày: 05/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News