SpaceX mở màn năm 2022 bằng vụ phóng 49 vệ tinh

SpaceX vào sáng nay đã triển khai thành công sứ mệnh không gian đầu tiên trong năm 2022, mang theo lô vệ tinh Internet mới lên quỹ đạo.


Tên lửa Falcon 9 chở lô vệ tinh Starlink mới lên quỹ đạo.

Tổng cộng 49 vệ tinh Starlink, đặt trên đỉnh tên lửa Falcon 9, cất cánh từ tổ hợp Tổ hợp 39A tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ, vào lúc 16h49 ngày 6/1 theo giờ địa phương, tức 4h46 sáng ngày 7/1 theo giờ Hà Nội.

Khoảng 9 phút sau khi phóng, tầng đẩy đầu tiên của tên lửa - có mã hiệu B1062 - đã tách ra và hạ cánh nhẹ nhàng xuống một chiếc sà lan không người lái mới mang tên "A Shortfall of Gravitas" trên Đại Tây Dương, đánh dấu lần phóng và thu hồi tên lửa thành công đầu tiên của SpaceX trong năm mới.


49 vệ tinh đã được triển khai thành công sau khoảng 1 giờ 20 phút cất cánh.

Trong một thông báo mới, công ty của tỷ phú Elon Musk xác nhận 49 vệ tinh đã được triển khai thành công sau khoảng 1 giờ 20 phút cất cánh, nâng tổng số vệ tinh Starlink trên quỹ đạo lên gần 2.000 chiếc.

Mục tiêu của SpaceX là cung cấp dịch vụ mạng vệ tinh băng thông rộng phủ sóng toàn cầu, đặc biệt là các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa, nơi có ít kết nối nhất. Hiện nay, dịch vụ đã hoạt động đầy đủ và có sẵn ở 20 quốc gia với hơn 100.000 người đăng ký.

Đối với tầng đẩy B1062, đây đã là chuyến bay thứ 4. Phương tiện lần đầu được sử dụng vào ngày 5/11/2021 trong sứ mệnh phóng vệ tinh định vị toàn cầu GPS III cho Lực lượng Không quân Mỹ, tiếp đó là các chuyến bay vào ngày 17/6/2021, 16/9/2021 và 7/1/2021, lần lượt chở vệ tinh GPS, tàu Dragon và vệ tinh Starlink lên quỹ đạo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 24/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News