SpaceX phóng hạt giống cà chua lên Trạm vũ trụ Quốc tế

SpaceX hôm 27/11 đã thực hiện thành công nhiệm vụ tiếp tế hàng hóa thứ 26 (CR-26) cho Trạm Vũ trụ Quốc tế sau vài ngày trì hoãn.


Tên lửa Falcon 9 phóng tàu Dragon lên quỹ đạo. (Video: NASA)

Tàu chở hàng Dragon của SpaceX cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida vào lúc 2h20 ngày 27/11 theo giờ Hà Nội và cập bến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) lúc 19h30 ngày 27/11 khi cả hai bay qua Thái Bình Dương. Nhiệm vụ ban đầu được lên kế hoạch vào ngày 22/11 nhưng bị hoãn lại do thời tiết xấu.

Chuyến bay CR-26 mang theo tổng cộng 3.500kg hàng hóa, bao gồm hai mảng năng lượng mặt trời iROSA mới, một loạt thiết bị thí nghiệm, hạt giống cà chua lùn, vật tư và một số món ăn cho phi hành gia, chẳng hạn như kem, đậu xanh cay, bánh bí ngô và kẹo ngô cho Lễ Tạ ơn.

"Chúng tôi rất vui mừng với hàng hóa nhận được và sẽ bắt tay vào công việc", phi hành gia NASA Josh Cassada trên ISS nói với trung tâm điều khiển nhiệm vụ Mission Control sau khi tàu vũ trụ cập bến thành công.

"Hy vọng các bạn có thể sớm thưởng thức món kem đã chờ đợi từ lâu", Megan Harvey từ Mission Control đáp lại.


Tàu Dragon nhìn từ ISS khi chuẩn bị cập bến vào ngày 27/11. (Ảnh: NASA)

Các mảng năng lượng mặt trời sẽ được lắp đặt bên ngoài ISS trong các chuyến đi bộ ngoài không gian dự kiến vào ngày 29/11 và 3/12. Cùng với nhau, chúng sẽ tăng cường năng lượng cho trạm vũ trụ từ 20% đến 30%.

Trong khi đó, ở bên trong trạm vũ trụ, các phi hành gia sẽ tiến hành một loạt thí nghiệm mới, nổi bật là nghiên cứu mô tim nuôi cấy 3D trong môi trường vi trọng lực để thử nghiệm các liệu pháp tiềm năng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh tim, và thử nghiệm gieo trồng cà chua lùn từ hạt giống để tăng cường sản xuất lương thực ngoài Trái đất.

Chất dinh dưỡng là một thành phần quan trọng để duy trì sức khỏe tốt trong không gian, nhưng thực phẩm tươi sống trên ISS đang bị thiếu hụt. Các phi hành gia chủ yếu ăn đồ đóng gói sẵn trong suốt 6 tháng làm việc trên quỹ đạo.

Hạt giống cà chua lùn sẽ được trồng dưới hai phương pháp xử lý ánh sáng khác nhau bên trong các buồng trồng rau đặc biệt để đo lường tác động đối với số lượng cà chua có thể thu hoạch cũng như giá trị dinh dưỡng và mùi vị của chúng. Nếu mọi thứ diễn ra đúng như kế hoạch, lứa cà chua đầu tiên có thể thu hoạch vào mùa xuân tới.

Tàu CRS-26 dự kiến ở trên quỹ đạo 45 ngày, sau đó tách khỏi trạm vũ trụ và quay trở về Trái đất. Nó sẽ hạ cánh xuống biển bằng dù.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược

Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Đăng ngày: 09/04/2025
Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học

Các nhà thiên văn học đã khám phá một vật thể trong vũ trụ, cho rằng đó là sao neutron, song một giả thuyết khác đã được đưa ra về ngôi sao lạ này.

Đăng ngày: 07/04/2025
Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống

Phát hiện hố Mặt trăng có nhiệt độ phù hợp cho người sống

Sử dụng dữ liệu từ tàu LRO, các chuyên gia NASA nhận thấy nhiệt độ trong hố trũng ở vùng Mare Tranquilitatis trên Mặt trăng chỉ khoảng 17 độ C.

Đăng ngày: 06/04/2025
NASA tiết lộ bầy robot

NASA tiết lộ bầy robot "sứ giả" đi gặp sinh vật ngoài hành tinh

Giữ vững niềm tin về thế giới sự sống ẩn mình trong đại dương ngoài hành tinh của Enceladus hay Europa, NASA đã phát triển một bầy robot nhỏ bé, bơi lội giỏi để chuẩn bị cho các nhiệm vụ đặc biệt.

Đăng ngày: 06/04/2025
NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ

NASA chuẩn bị công bố hình ảnh sâu nhất từng chụp trong vũ trụ

Giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson ngày 29/6 cho biết cơ quan này sẽ công bố "hình ảnh sâu nhất về vũ trụ" do kính viễn vọng không gian James Webb chụp lại.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News