Spitzer chụp được một thiên hà có hình thù kì lạ
Kính thiên văn không gian Spitzer của NASA đã chụp được một thiên hà uốn khúc có tâm giống hệt hình con mắt đang mở.
Thiên hà này có tên gọi NGC 1097, nằm cách Trái đất 50 triệu năm ánh sáng. Nó có dạng xoắn ốc giống như dải Ngân Hà của chúng ta, với những ngôi sao xếp thành các đường mảnh, dài tỏa ra từ trung tâm. “Con mắt” nằm ở trung tâm của thiên hà này thực chất là một hố đen khổng hồ bao quanh bởi các ngôi sao xếp thành vòng. Trong hình ảnh hồng ngoại mã hóa màu nhìn từ kính thiên văn Spitzer, khu vực bao quanh hố đen vô hình có màu xanh và chòm sao có màu trắng.
Hố đen này rất lớn, gấp tới 100 triệu lần kích thước mặt trời, và nó vẫn đang tiếp tục hút khí và bụi từ những ngôi sao vô tình lọt vào “vùng chết”. Hố đen trung tâm trong dải Ngân Hà của chúng ta xem ra “hiền lành” hơn nhiều, với kích thước chỉ bằng vài triệu lần mặt trời.
“Sự hình thành và hoạt động của những hố đen như thế này đang là đề tài nghiên cứu hấp dẫn đối với giới khoa học,” George Helou, phó giám đốc Trung tâm Khoa học Spitzer của NASA đặt tại Viện nghiên cứu công nghệ California, Pasadena cho biết. “Một vài giả thuyết cho rằng hố đen này có thể đang giảm dần hoạt động và cuối cùng sẽ bước vào trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi giống như hố đen trong dải Ngân Hà hiện nay.”
“Con mắt” nằm ở trung tâm thiên hà thực chất là một hố đen khổng lồ bao quanh bởi các ngôi sao xếp thành vòng. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)
Vòng sao xung quanh hố đen vẫn xuất hiện những ngôi sao mới do hiện tại vẫn có một dòng vật chất chảy về phía trung tâm thiên hà.
“Bản thân vòng sao này đã là một đề tài nghiên cứu thú vị, do nó có tốc độ hình thành sao rất lớn,” Kartik Sheth, nhà thiên văn thuộc Trung tâm Khoa học Spitzer của NASA phát biểu. Sheth và Helou là thành viên trong nhóm quan sát lần này.
Trên hình ảnh Spitzer chụp được, ánh sáng hồng ngoại với những bước sóng ngắn có màu xanh, còn ánh sáng có bước sóng dài có màu đỏ. Những cánh tay xoắn ốc màu đỏ của thiên hà cho thấy bụi bị đốt nóng bởi những ngôi sao mới hình thành. Các chòm sao cũ nằm rải rác khắp thiên hà có màu xanh dương.
Những chấm sáng còn lại có thể là các ngôi sao gần sát với thiên hà này, cũng có thể là hình ảnh các thiên hà nằm tít phía xa.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
