Startup lên kế hoạch khai thác kim loại ngoài hành tinh

AstroForge, startup khai thác tiểu hành tinh có trụ sở tại California vừa thông báo về kế hoạch phóng tàu vũ trụ thứ ba của mình vào năm 2025.

Tàu vũ trụ sẽ ghép chung với nhiệm vụ Mặt trăng IM-3 của công ty Intuitive Machines tại Houston. Vụ phóng này sẽ đưa tàu Vestri nặng 200kg của AstroForge đến một tiểu hành tinh giàu kim loại gần Trái đất.


Minh họa các tiểu hành tinh bay trong không gian. ((Ảnh: dotshippo/iStock)

"Nếu thành công, đây sẽ là nhiệm vụ tư nhân đầu tiên hạ cánh xuống một thiên thể khác nằm ngoài hệ thống Trái đất - Mặt trăng, tiến gần hơn đến việc hiện thực hóa sứ mệnh giúp toàn thể nhân loại tiếp cận những nguồn tài nguyên ngoài hành tinh", AstroForge viết trong thông báo.

AstroForge thành lập vào tháng 1/2022, đặt mục tiêu khai thác tài nguyên từ tiểu hành tinh nhằm mở ra giải pháp khai thác bền vững và tiết kiệm chi phí, bổ sung tài nguyên và bảo vệ tương lai của Trái đất. Startup này tập trung vào kim loại - hướng đi khác với một số startup khai thác vũ trụ trước đây nhắm đến nước trên tiểu hành tinh.

Nước có thể được tách thành hydro và oxy, những thành phần chính của nhiên liệu tên lửa. Khai thác nước không gian có tiềm năng giúp xây dựng "trạm xăng" cho tàu vũ trụ, cung cấp nhiên liệu cho những chuyến bay vào không gian sâu một cách tiết kiệm và hiệu quả.

Vụ phóng đầu tiên của AstroForge đã diễn ra vào tháng 4/2023, đưa tàu Brokkr-1 với kích thước tương đương máy nướng bánh mì lên quỹ đạo bằng tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Mục tiêu chính là chứng minh công nghệ tinh lọc của công ty ngoài không gian, nhưng điều này đã không xảy ra. Nhóm phụ trách nhiệm vụ không thể kích hoạt thiết bị lọc của Brokkr-1 như kế hoạch.

Tàu thứ hai của AstroForge mang tên Odin, dự kiến phóng cuối năm nay, "đi chung" với nhiệm vụ Mặt trăng IM-2 của Intuitive Machines. Odin nặng khoảng 100kg, được chế tạo hoàn toàn tại AstroForge, trừ các thiết bị khoa học.

Odin sẽ mở đường cho tàu Vestri, thu thập hình ảnh về tiểu hành tinh mà Vestri dự định hạ cánh. AstroForge hiện chưa công bố tên của tiểu hành tinh mục tiêu. "Những thông tin mà Vestri thu thập về thành phần cấu tạo của tiểu hành tinh mục tiêu sẽ giúp chúng tôi nắm được chất lượng và số lượng các nguyên tố giá trị trên tiểu hành tinh đó", startup này cho biết. Hoạt động khai thác thực sự có thể sẽ diễn ra sau đó, trong những nhiệm vụ tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hai hành tinh có thể có sự sống tiên tiến hơn Trái đất 5 tỉ năm

Hai hành tinh có thể có sự sống tiên tiến hơn Trái đất 5 tỉ năm

Một nghiên cứu từ Anh đã chỉ ra nơi đang che giấu ít nhất 2 ngoại hành tinh có lục địa "già" hơn Trái đất 5 tỉ năm và có thể cả sự sống tiên tiến hơn.

Đăng ngày: 21/04/2025
Hệ Mặt trời đã có

Hệ Mặt trời đã có "hành tinh thứ 9": Kẻ xâm lăng từ bên ngoài?

Nghiên cứu mới từ Pháp - Mỹ cho thấy "Đám mây Oort" lạnh lẽo và bí ẩn ở rìa Hệ Mặt trời đang che giấu một ngoại hành tinh chưa từng biết.

Đăng ngày: 21/04/2025
NASA công bố tin xấu về

NASA công bố tin xấu về "Trái đất thứ hai"

Thế giới được NASA mô tả như một "Trái Đất khác", sở hữu cảnh quan phức tạp với núi, sông, hồ... rất giống địa cầu vừa được phân tích lần nữa.

Đăng ngày: 21/04/2025
Mặt trăng đã biến hình, lộn ngược từ trong ra ngoài

Mặt trăng đã biến hình, lộn ngược từ trong ra ngoài

Thiên thể chúng ta đang nhìn thấy trên bầu trời có thể không phải là Mặt trăng nguyên bản.

Đăng ngày: 21/04/2025
Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Xem trạm ISS hiện đang ở đâu chỉ bằng những trang web đơn giản này

Bài viết sẽ chia sẻ một số cách giúp bạn dễ dàng theo dõi vị trí hiện tại của trạm ISS ở trên bầu trời.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
NASA ghi lại hình ảnh hố đen

NASA ghi lại hình ảnh hố đen "ăn thịt" một ngôi sao

Dưới lực hút khủng khiếp từ hố đen, ngôi sao đã trải qua quá trình “mì ống hóa” bị kéo dãn và xé toạc ra trước khi bị nuốt chửng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News