Startup Trung Quốc phát triển tên lửa tái sử dụng

Công ty khởi nghiệp Orienspace đã huy động được hơn 100 triệu USD để phát triển loạt tên lửa mới, một mẫu trong đó có thể tái sử dụng.

Orienspace được thành lập vào năm 2020, từ nguồn vốn ban đầu trị giá 65 triệu USD, với mục đích khám phá mô hình phát triển hàng không vũ trụ mới. Trong một tuyên bố gần đây, công ty cho biết đã huy động được thêm 47 triệu USD tiền đầu tư, khiến nó trở thành một trong những startup được hậu thuẫn tốt nhất ở Trung Quốc dù có tuổi đời rất trẻ.


Mô phỏng tên lửa Gravity 1 chuẩn bị cất cánh từ bệ phóng trên biển. (Ảnh: Orienspace).

Orienspace đặt mục tiêu phóng tên lửa đầu tiên của mình, Gravity 1, vào năm 2023. Gravity 1 bao gồm một tầng trung tâm sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng kết hợp với các tầng đẩy nhiên liệu rắn. Thiết bị sẽ có chiều cao 31m và có khả năng phóng 3.000kg trọng tải lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp, hay còn gọi là quỹ đạo LEO.

Không dừng lại ở đó, công ty còn lên kế hoạch ra mắt Gravity 2 và 3, với kích thước lớn hơn và thiết kế phức tạp hơn, lần lượt vào các năm 2024 và 2025. Gravity 2 có khả năng chở 15.000kg trọng tải tới LEO, trong khi con số này ở Gravity 3 là 30.000 kg.

Điều khiến Gravity 3 trở nên đặc biệt hơn hai mẫu tiền nhiệm không chỉ ở kích thước và sức mạnh, mà nó còn là mẫu tên lửa có khả năng tái sử dụng một phần giống như Falcon 9 của SpaceX.

Orienspace hiện đã bắt đầu xây dựng một trung tâm thử nghiệm, lắp ráp và tích hợp phương tiện phóng thương mại ở thành phố Hải Dương, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Cơ sở cũng sẽ cung cấp một bãi phóng và bệ hạ cánh trên biển cho các tên lửa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 24/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News