NASA công bố hình ảnh đầu tiên từ kính viễn vọng mạnh nhất thế giới
Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA đã chụp lại hình ảnh ngôi sao đầu tiên, mở ra cơ hội khai phá những bí ẩn của vũ trụ sơ khai cho các nhà khoa học.
Kính viễn vọng không gian James Webb đã quan sát và chụp lại ngôi sao đầu tiên ngoài vũ trụ, theo thông báo của NASA hôm 11/2.
Đó là một ngôi sao sáng thuộc chòm sao Đại Hùng (Ursa Major), được gọi là HD 84406, nằm cách Trái đất 241 năm ánh sáng.
“Cả nhóm nghiên cứu đang rất ngạc nhiên khi những bước đầu tiên của việc ghi lại hình ảnh và căn chỉnh kính thiên văn diễn ra tốt đẹp”, giáo sư thiên văn học Đại học Arizon Marcia Rieke, người phụ trách chính của thiết bị, cho biết.
"Chúng tôi rất vui khi thấy ánh sáng đi vào NIRCam", bà nói thêm.
Gương chính của James Webb trong ảnh selfie. (Ảnh: NASA).
Bức ảnh được chụp thông qua một ống kính đặc biệt - Máy ảnh Hồng ngoại Gần (NIRCam), và sẽ được sử dụng để giúp các nhà khoa học căn chỉnh mặt gương khổng lồ được phủ vàng 18K của kính viễn vọng.
Trước đó, NASA đã nói rằng một bức ảnh tự chụp là không khả thi. Do đó, tin tức này khiến những người yêu thích khoa học không gian ngạc nhiên và vui mừng.
Kính viễn vọng James Webb sẽ bắt đầu sứ mệnh khoa học của mình vào mùa hè. Theo đó, thiết bị này sẽ sử dụng các công cụ có độ phân giải cao để "nhìn lại" lịch sử 13,5 tỷ năm của thiên hà, khi những ngôi sao đầu tiên hình thành sau Vụ nổ lớn.
Kính viễn vọng không gian James Webb được phóng vào không gian vào ngày 25/12/2021, sau một thập kỷ trì hoãn. Sứ mệnh trị giá 10 tỉ USD sẽ mở ra cơ hội khai phá những bí ẩn của vũ trụ sơ khai cho các nhà khoa học.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
