Stephen Hawking bị tố "hoang đường" vì khuyên loài người rời Trái Đất
Ông hoàng Vật lý Stephen Hawking bị ví là "Donald Trump của khoa học" khi cảnh báo con người cần rời Trái Đất trong 100 năm nếu mong sống sót.
Tiến sĩ vật lý, toán học và thiên văn học Michael Guillen bác bỏ giả thuyết về thảm họa mà ông hoàng Vật lý Stephen Hawking làm cơ sở để đưa ra cảnh báo gần đây về việc con người phải rời Trái Đất trong 100 năm, theo Fox News.
Guillen gọi quan điểm này là "hoàn toàn phi khoa học" và "không chính xác", tuyên bố Hawking là "Donald Trump của khoa học vì nói những thứ hoang đường chỉ để vui và thu hút sự chú ý".
Ông hoàng Vật lý Stephen Hawking. (Ảnh: AFP).
Giáo sư vật lý thiên văn Hawking trong chương trình tài liệu Expedition New Earth phát trên BBC 2 hồi đầu tháng 5 khẳng định con người chỉ còn 100 năm để sống trên Trái Đất và cần rời khỏi hành tinh này nếu mong sống sót trước thảm họa biến đổi khí hậu, tiểu hành tinh, bệnh dịch và dân số quá tải.
Guillen cho rằng quan điểm của Hawking phản ánh tư duy muốn trốn chạy khỏi Trái Đất, thay vì nỗ lực cải thiện tình hình, sau khi con người hủy hoại hành tinh xanh với sự hỗ trợ của công nghệ. Theo ông, nếu loài người tiếp tục giữ tư duy này, những hành tinh có thể hỗ trợ sự sống sớm muộn cũng sẽ bị loài người tàn phá.
"Cứ cho rằng Trái Đất đã tiêu đời và chúng ta sẽ phải tìm chỗ trốn thật nhanh phải không", Guillen tóm tắt lại kế hoạch rời khỏi Trái Đất của Hawking. "À vâng. Còn thật nhiều hành tinh để phá hủy trong khi còn quá ít thời gian", ông tiếp tục.
Theo Guillen, kế hoạch rời Trái Đất để cứu nhân loại của Hawking chỉ nhằm kích thích du lịch không gian và làm lợi cho những tỷ phú như Elon Musk.
Guillen cho rằng việc cướp phá và làm ô nhiễm các hành tinh khác, một quá trình không thể tránh khỏi, không thể dẫn đến sự tốt đẹp hơn của nhân loại. Điều kiện khắc nghiệt trên sao Hỏa, nhiệt độ - 60 độ C vào mùa đông và khoảng 20 độ C vào mùa hè, khó phù hợp cho con người sinh sống.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất
Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".

Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời
Nếu chế tạo được tàu vũ trụ di chuyển với vận tốc ánh sáng 1.080 triệu km/h, con người có thể khám phá những hành tinh xa xôi trong hệ Mặt Trời chỉ trong phút chốc.
