Sự khác nhau giữa người thông minh bẩm sinh và người cố tỏ ra là thông minh
Dưới đây là một số yếu tố để nhận biết ai là người thông minh thật sự và ai chỉ đang cố gắng chứng tỏ mình là người thông minh.
So với những người thông minh bẩm sinh, những ai cố gắng chứng tỏ bản thân là người thông minh thường sẽ có những biểu hiện như:
- Sử dụng ngôn từ theo kiểu “đao to búa lớn” khi không cần thiết
- Chăm chăm nói về “lỗ hổng" kiến thức của người khác để chứng tỏ bản thân là người có kiến thức hơn
- Nói về những ý tưởng viển vông mà không rõ mục đích
- Nói cực kỳ nhanh để chứng tỏ là họ suy nghĩ nhanh hơn người khác
- Vờ như hiểu rõ những điều người khác đang nói thay vì thật sự lắng nghe
- Đưa ra những lời giải thích thừa thãi khi không cần thiết
Ngược lại, đối với những người thông minh bẩm sinh, họ thường có những biểu hiện như:
- Luôn nghi ngờ vốn kiến thức của bản thân, hay chính xác hơn là họ luôn nhận thức rằng những gì họ biết không bao giờ là đủ
- Khi họ biết là họ biết điều gì đó, họ sẽ không cố gắng để thể hiện hay chứng minh cho người khác là họ biết điều đó
Họ sẽ có khuynh hướng lắng nghe hơn là luyên thuyên rằng mình là người biết rõ vấn đề
→ Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất, người thông minh bẩm sinh sẽ không bao giờ cố gắng để thể hiện sự thông minh của họ, cũng sẽ không tìm cách bắt bẻ người khác, lời nói và hành động sẽ luôn mạch lạc, trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề.
Đặc biệt là, luôn lắng nghe và thật sự lắng nghe; bởi khi đó, bạn sẽ rõ họ nói về điều gì, từ đó đặt câu hỏi về việc họ đề cập đến. Nếu cách lý giải của họ không rõ ràng hoặc càng có khuynh hướng đi vào thế bế tắc, điều đó chứng tỏ họ chỉ là kiểu người “thùng rỗng kêu to” mà thôi.