Sự ra đời của súng ống đã làm “teo nhỏ” các món binh khí như thế nào?

Binh khí của thế giới loài người đã phát triển từ những chiếc chày gỗ cho đến búa đá, kiếm đồng, gươm sắt... Tuy nhiên, ngay khi khẩu súng đầu tiên được xuất xưởng, hàng loạt những thanh chùy lưỡi kiếm đã vì thế mà đồng loạt bị teo nhỏ.

Bỏ qua giai đoạn đầu tiên khi con người bắt đầu sử dụng công cụ, các món binh khi ở thời gian này vốn chỉ được dùng cho các công việc như săn bắt, hái lượm hoặc thu hoạch... Các công cụ này chỉ bắt đầu có tác dụng chiến đấu khi nhu cầu mở rộng lãnh thổ, nhu cầu tìm kiếm tài nguyên xuất hiện.

Binh khí giai đoạn Trung Cổ

Trong giai đoạn Trung Cổ, các món binh khí từ Âu đến Á đều đã đạt đỉnh điểm về chủng loại, số lượng lẫn những cách sử dụng khác nhau. Với việc các ghi chép về chiến trường, binh pháp, binh chủng đã được phổ biến rộng lớn, các kỹ sư chiến tranh cũng đã nghiên cứu cho ra nhiều chủng loại vũ khí khác nhau từ nhỏ gọn đến to lớn.

Sự ra đời của súng ống đã làm “teo nhỏ” các món binh khí như thế nào?
Chiến trường Trung Cổ là "sân khấu" của các nhà chế tạo vũ khí.

Tuy nhiên, kể từ sau giai đoạn đỉnh cao đó, binh khí chiến đấu, đặc biệt là kiếm và giáp đã ngày càng trở nên nhỏ gọn, thậm chí là mỏng manh hơn rất nhiều.

Đầu tiên, hãy lưu ý rằng binh khí chuyên dụng đã phát triển qua từng thời kỳ để đảm bảo tối ưu khả năng chiến đấu hoặc khắc chế các món khiên giáp thông dụng.

Chẳng hạn như kiếm lưỡi cong tạo ra vết cắt sâu hơn và ngọt hơn kiếm lưỡi thẳng. Các loại kiếm bản lưỡi nhỏ, nhọn để dễ dàng xuyên qua kẽ hở trên giáp, cũng như khắc chế giáp lưới. Các loại chùy, búa chiến ra đời để chống lại các hiệp sĩ giáp nặng, giày.

Sự ra đời của súng ống đã làm “teo nhỏ” các món binh khí như thế nào?
Các món binh khí mới liên tục được phát triển để khắc chế những đối tượng kẻ thù nhất định.

Tuy nhiên, dù đã phát triển rộng lớn đến thế, thế giới binh khí đã ngay lập tức bị thu nhỏ trở lại chỉ còn gói gọn trong lưỡi lê và kiếm rapier (tiền thân kiếm liễu). Súng ống là thứ đã góp phần rất nhiều vào sự thay đổi đó.

Súng ống và "sự teo nhỏ của binh khí"

Sức mạnh của súng đạn vượt xa sức chịu đựng của khiên giáp. Vì thế dần dà các loại giáp dày bị thay thế bằng các lớp giáp mỏng hơn. Kiếm trong giai đoạn mới cũng không còn là vũ khí chính cho binh sĩ mà chỉ còn đóng vai trò là vũ khí phụ sau khi súng đã hết đạn.

Sự ra đời của súng ống đã làm “teo nhỏ” các món binh khí như thế nào?
Sự ra đời của súng ống đã đưa giáp trụ và kiếm khiên trở thành dĩ vãng.

Do đó, những thanh kiếm dày với sức công phá lớn cũng dần bị thay thế bằng những thanh rapier hay những thanh sabre nhỏ, thuôn dài đầy tốc độ.

Sự ra đời của súng ống đã làm “teo nhỏ” các món binh khí như thế nào?
Những thanh kiếm mảnh trở lại chiến trường trong thời kỳ súng ống phát triển.

Sự thay đổi này là hoàn toàn có lý do của nó. Bên cạnh yếu tố trang bị nhỏ, gọn để quân đội dễ di chuyển, hãy nhớ rằng súng trường của thời xưa có thời gian nạp đạn khá lâu. Thời gian nạp đạn của các tay súng là khoảng thời gian họ dễ bị tấn công nhất. Chưa kể súng đạn trong thời gian này cũng không đảm bảo khả năng tác chiến nhanh gọn trong các trường hợp bất ngờ. Vì thế kiếm vẫn là một món vũ khí còn giá trị sử dụng, đặc biệt là ở các trường hợp đánh úp hoặc xáp lá cà.

Dù vậy, kiếm thuật có phát triển như thế nào cũng không thể đọ kịp với sự tiến bộ của súng ống. Càng về sau, súng ngày càng nhỏ gọn, tốc độ bắn, nạp đạn cũng ngày càng cao khiến binh khí mất đi hoàn toàn giá trị chiến đấu trên chiến trường hiện đại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hố hình phễu khổng lồ và mối hiểm họa địa chất khó lường

Hố hình phễu khổng lồ và mối hiểm họa địa chất khó lường

Các nhà khoa học dự đoán rằng hiện tượng bất thường này sẽ còn xảy ra với tần suất ngày càng dày đặc trong tương lai.

Đăng ngày: 04/10/2021
CLIP: Xôn xao vệt sáng lạ xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi

CLIP: Xôn xao vệt sáng lạ xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi

Vệt sáng kỳ lạ như sao băng có màu đỏ rực xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi khiến nhiều người bàn tán xôn xao.

Đăng ngày: 03/10/2021
Con người đang bước dần tới hiệu ứng 'luộc ếch'

Con người đang bước dần tới hiệu ứng 'luộc ếch'

Dù là một lầm tưởng phổ biến, hiệu ứng luộc ếch vẫn nhắc nhở chúng ta về việc thay đổi trước khi quá muộn để chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 03/10/2021
Trong các buổi thượng triều kéo dài nhiều giờ liền, nếu chẳng may mót đi vệ sinh, quan lại phong kiến thời xưa sẽ phải

Trong các buổi thượng triều kéo dài nhiều giờ liền, nếu chẳng may mót đi vệ sinh, quan lại phong kiến thời xưa sẽ phải "xử lý" thế nào?

Đây hẳn là một vấn đề hóc búa thách thức các quan lại phong kiến Trung Hoa xưa.

Đăng ngày: 03/10/2021
Trạm thủy điện cao nhất Trung Quốc đi vào hoạt động

Trạm thủy điện cao nhất Trung Quốc đi vào hoạt động

Dự án thủy điện Lianghekou nằm ở độ cao 3.000 m so với mực nước biển hôm 29/9 bắt đầu vận hành các tổ máy đầu tiên.

Đăng ngày: 03/10/2021
Mặt trời lên thiên đỉnh là gì?

Mặt trời lên thiên đỉnh là gì?

Trong thiên văn học, thiên đỉnh được hiểu nôm na là điểm trên bầu trời thẳng đỉnh đầu người quan sát.

Đăng ngày: 02/10/2021
Kỳ lạ bé gái 15 tuổi ở Ấn Độ khóc ra sỏi đá

Kỳ lạ bé gái 15 tuổi ở Ấn Độ khóc ra sỏi đá

Thay vì khóc ra nước mắt, một bé gái 15 tuổi sống tại vùng nông thôn ở Ấn Độ được cho là đã khóc ra những viên đá nhỏ trong suốt 2 tháng qua.

Đăng ngày: 01/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News