Sự sụp đổ của sông băng ở nơi tận cùng Trái đất

Sông băng Perito Moreno được xem là một trong những điểm đến nổi tiếng, thu hút du khách ở vườn quốc gia Glacier thuộc Patagonia, vùng đất tận cùng thế giới.


Perito Moreno
là một trong 48 sông băng thuộc hệ thống dãy núi dài nhất thế giới Andes, lấy nguồn băng chủ yếu từ Patagonia. Vùng đất được xem như nơi tận cùng Trái Đất bởi chỉ cách Nam Cực khoảng 1.000km. Như các sông băng khác, Perito Moreno được hình thành hoàn toàn từ tuyết. Nơi đây là nguồn cung cấp nước ngọt lớn thứ 3 thế giới.


Tọa lạc tại công viên quốc gia Los Glaciares, Argentina, sông băng Perito Moreno trải dài trên diện tích 250km2 với chiều dài 30km, chiều rộng 5km, độ dày 170m. Được phát hiện bởi nhà thám hiểm Francisco Moreno vào thế kỷ 10, dòng sông này ước tính có niên đại khoảng 15.000 năm. Nơi đây được đánh giá là sông băng đẹp và lâu đời nhất ở Argentina.


Khối băng mới vẫn hình thành, diện tích dòng sông liên tục mở rộng. Do đó, Perito Moreno biến đổi thường xuyên về hình dạng, kích thước. Mỗi lần đến đây, du khách lại được chiêm ngưỡng một khung cảnh tráng lệ với những sắc thái khác nhau của dòng sông.


Màu sắc mặt hồ thay đổi theo thời tiết. Khi có ánh nắng mặt trời, toàn bộ không gian phủ màu trắng sáng, phản chiếu sắc xanh lấp lánh của băng. Khi mưa xuống, mây đen bên trên phủ kín bầu trời còn những khối băng trôi trắng xóa mặt sông phía dưới. Không khí thoang thoảng mùi băng tan cùng tiếng mưa lách tách.


Du khách may mắn sẽ được chứng kiến cảnh tượng thiên nhiên kỳ vĩ khi "bức tường băng" vỡ ra và đổ sập xuống lòng sông. Hiện tượng này được gọi là băng lở, thường xảy ra theo chu kỳ 10-11 năm. Lượng nước dâng lên cao gây áp lực khổng lồ lên các khối băng, khiến chúng bị nứt, vỡ và tạo ra các trận sạt lở.


Ngày nay, hiện tượng sụp đổ băng xảy ra nhiều hơn với tần suất lớn. Trong khoảng 3 tiếng, bạn có thể thót tim vì liên tục chứng kiến ít nhất 5 lần băng vỡ. Sau khi mua vé vào cổng, du khách thoải mái khám phá công viên cũng như khu vực xung quanh sông băng.


Khách tham quan không chỉ được ngắm nhìn từ xa mà còn có cơ hội trải nghiệm đi bộ trên băng. Nếu thích mạo hiểm, bạn có thể chèo thuyền kayak trên mặt sông, dọc theo các vách đá, vừa tận hưởng cảnh quan thiên nhiên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khí hậu Địa Trung Hải

Khí hậu Địa Trung Hải

Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Đăng ngày: 12/02/2025
Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Đăng ngày: 11/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News