Sự thật cần biết về bệnh vàng da
Vàng da là một chứng bệnh phổ biến hơn bạn tưởng. Nó thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, với biểu hiện làn da vàng vọt, thậm chí tròng mắt trắng cũng bị xỉn vàng.
Nguồn gốc của màu vàng là do lượng bilirulin - một hóa chất có trong hemoglobin của hồng cầu. Bilirulin (còn được gọi là sắc tố mật) có màu vàng, nên khi nồng độ quá cao sẽ khiến làn da chuyển màu.
Nhưng tại sao nồng độ bilirulin lại cao? Thông thường khi tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể sẽ tìm cách sản sinh ra tế bào mới để thay thế, và đẩy tế bào cũ cho gan giải quyết. Tuy nhiên vì gan của trẻ sơ sinh vẫn còn quá non nớt, đôi lúc bilirubin sẽ hình thành nhanh hơn tốc độ xử lý, tích tụ và gây ra bệnh vàng da.
Bệnh vàng da có nguy hiểm?
Trên thực tế, có rất nhiều lý do để một đứa trẻ mắc phải chứng vàng da - như nhiễm trùng máu, máu mẹ và con không tương đồng...
Việc đẻ non cũng có thể khiến gan hoạt động không được tốt dẫn đến tích tụ bilirubin.
Có rất nhiều lý do để một đứa trẻ mắc phải chứng vàng da.
Đôi khi việc bú sữa mẹ cũng khiến da bị vàng đi, bởi sữa có khả năng can thiệp vào khả năng chuyển hóa bilirubin của gan.
Đa phần các trường hợp bị vàng da đều không quá nguy hiểm. Rất nhiều trường hợp da trẻ xuất hiện màu vàng trong vòng 3 - 5 ngày sau khi chào đời, nhưng sau đó dần biến mất khi cơ thể bắt đầu thích ứng và hoạt động trơn tru hơn.
Tuy nhiên, về cơ bản thì bilirubin là một chất độc. Khi tích tụ với nồng độ quá cao, chất này có thể vượt rào vào máu não, tác động thẳng đến tế bào não và gây ra chứng vàng nhân não bộ. Nếu để đến mức độ ấy thì di chứng sẽ là rất lớn, vì nó ảnh hưởng không thể phục hồi đến khả năng phát triển của não bộ. Đứa trẻ lớn lên có thể bị điếc, thiểu năng vận động và trí tuệ.
Ngoài ra, một số trường hợp da biến thành màu vàng vì một căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng chưa thể xác định cụ thể. Ở những trường hợp này, các triệu chứng vàng da sẽ xuất hiện rất sớm - chỉ 24h sau khi sinh, nên cần được theo dõi tỷ mỉ.
Làm sao để nhận biết các triệu chứng nguy hiểm
Như đã nêu, đa phần các trường hợp vàng da đều không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu sau thì cần phải đi khám trước khi quá muộn.
- Bụng, cánh tay, chân bị vàng
- Vàng da kéo dài hơn 3 tuần
- Tròng mắt vàng đi
- Trẻ mệt mỏi, khó tỉnh dậy.
- Không tăng cân hoặc biếng ăn

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
