Sự thật giật mình: Tắm nắng cho trẻ sơ sinh, vừa sai lầm vừa nguy hiểm
Trên thế giới không có khuyến cáo tắm nắng hay phơi nắng cho trẻ. Ngoài ra, việc phơi nắng cho trẻ ở các TP lớn có thể khiến trẻ hít phải lượng khói bụi, ô nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ths.BS Nguyễn Thị Kim Anh, Khoa Sơ sinh, BV Nhi Đồng 2, cho biết bệnh vàng da là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, do tăng bilirubin gián tiếp (sắc tố mật) trong máu. Vàng da có mức độ nhẹ là vàng da sinh lý (trẻ bị vàng da trong 2 tuần đầu sau sinh, không kết hợp các triệu chứng bất thường khác, trẻ vẫn bú tốt, tăng cân, đi phân vàng...). Trẻ sẽ dần dần tự khỏi mà không cần chiếu đèn.
Quan niệm tắm nắng cho trẻ có thể chữa được bệnh vàng da là sai lầm.
Đối với vàng da bệnh lý, trẻ thường có biểu hiện vàng da xuất hiện sớm sau sinh, mức độ vàng da đậm, toàn thân xuống tới lòng bàn chân, nếu ảnh hưởng thần kinh trẻ sẽ có triệu chứng bất thường: lừ đừ, bỏ bú, khóc thét, co gồng, ngưng thở. Trường hợp trẻ bị vàng da bệnh lý cần phải được chỉ định chiếu đèn và có thể phải thay máu nếu chỉ số bilirubin gián tiếp quá cao có khả năng ảnh hưởng não, đặc biệt xảy ra ở trẻ và mẹ bất đồng nhóm máu ABO hay Rhesus.
Theo BS Kim Anh, quan niệm tắm nắng cho trẻ có thể chữa được bệnh vàng da là sai lầm và có thể gây nguy hiểm cho trẻ vì không được điều trị kịp thời. Bản chất việc tắm nắng là để phụ huynh dễ dàng nhận thấy màu da của con có sự thay đổi, không có khả năng đẩy lùi bệnh.
Nếu bệnh vàng da bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não, hậu quả khiến trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời. "Do đó, để nhận biết trẻ bị vàng da sinh lý hay bệnh lý, cha mẹ cần đưa con đến BV có chuyên khoa nhi để được khám, kiểm tra, và điều trị kịp thời cho trẻ”, BS Kim Anh khuyến cáo.
Đồng tình với quan điểm trên, BS Nguyễn Trí Toàn, Trưởng khoa Nhi, PK Quốc tế Victoria Healthcare, cho biết: “Muốn bổ sung vitamin D cho trẻ thì trong ánh nắng mặt trời phải có tia cực tím loại B (tia UVB), trong khi đó ánh nắng vào buổi sáng trước 10 giờ và sau 3 giờ chiều không có tia UVB. Tức là việc tắm nắng, phơi nắng buổi sáng sớm là vô ích".
Trên thế giới không có những khuyến cáo tắm nắng hay phơi nắng cho trẻ.
BS Toàn cho rằng, muốn cho con tắm nắng để tổng hợp vitamin D là phải cho trẻ tắm nắng từ khung giờ 10 giờ trưa đế 3 giờ chiều, tuy nhiên mức độ tia UVB, UVA trong khung giờ trên rất độc cho da, có thể làm phỏng, tăng nguy cơ bị ung thư da, da nhăn nhéo lão hóa sau này. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, da rất mỏng, hệ thống bảo vệ da rất kém nên nguy cơ trên càng cao hơn nhiều lần.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?
