Sự thật ít ai biết về loài bướm lớn nhất thế giới

Chúng ta đã quá quen thuộc với những chú bướm có vẻ ngoài nhỏ nhắn, chỉ to bằng đầu ngón tay hoặc nhiều nhất cũng chỉ to bằng lòng bàn tay, dẫn đến nhiều người lầm tưởng đó là kích cỡ lớn nhất của chúng.Tuy nhiên, trên thực tế có một loài bướm có sải cánh cực lớn, gần bằng bề rộng ngực của một người trưởng thành. Đó chính là Queen Alexandra's Birdwing - loài bướm lớn nhất thế giới.

Sự thật ít ai biết về loài bướm lớn nhất thế giới
Bướm Queen Alexandra's Birdwing - loài bướm lớn nhất thế giới.

Loài bướm lớn nhất thế giới có sải cánh dài tới… 30 cm, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1906 tại Papua New Guinea bởi nhà tự nhiên học Albert S. Meek, trong một lần đi dạo trong rừng nhiệt đới. Với tư cách là một nhà sưu tầm, anh đã không đắn đo suy nghĩ và bắt lấy loài bướm khổng lồ để bổ sung vào bộ sưu tập. Tuy nhiên, trước khi đưa vào bộ sưu tập, ông đã đưa mẫu vật cho Walter Rothschild, một nhà động vật học nổi tiếng thế giới. Rothschild sau đó đã chuẩn bị bản mô tả khoa học đầu tiên về loài này. Ông đặt tên nó là Queen Alexandra's Birdwing (Đôi cánh của Nữ hoàng Alexandra) để vinh danh nữ hoàng trị vì lúc bấy giờ, Nữ hoàng Alexandra, vợ của Vua Edward VII của Anh (1841-1910).

Sự thật ít ai biết về loài bướm lớn nhất thế giới
So sánh kích cỡ của loài bướm lớn nhất thế giới với các loài bướm khác.

Nơi sinh sống

Loài bướm Queen Alexandra's Birdwing chỉ được tìm thấy ở Papua New Guinea (đặc biệt là ở đồng bằng Popondetta). Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không biết có bao nhiêu cá thể của loài này trong tự nhiên. Quay trở lại năm 1992, các nhà nghiên cứu chỉ tìm thấy bảy ấu trùng, một nhộng và 167 con trưởng thành. Tuy nhiên, những con số này rất có thể đã bị nói quá, do rất khó đếm các sinh vật bay.

Được biết, loài bướm này ưa sống tại các rừng thưa nguyên sinh và thứ sinh hoặc các cao nguyên hẻo lánh, nơi có nhiều ánh sáng. Điều thú vị là, mẫu vật đầu tiên được thu thập vào năm 1906 không được tìm thấy ở gần những môi trường sống này, mà là bên cạnh một con sông. Điều này cho thấy loài bướm này đã từng sống ở nhiều khu vực, nhưng ngày nay chỉ giới hạn ở các khu rừng hoặc cao nguyên hẻo lánh. Loài này tránh những môi trường sống có gai vì sải cánh lớn và đôi cánh mỏng manh. Con trưởng thành thường bay trên cao để dễ phát hiện ra hoa của cây rừng.

Diện mạo và kích cỡ

Sự thật ít ai biết về loài bướm lớn nhất thế giới
Bướm Queen Alexandra's Birdwing đực (trái) và cái.

Sự thật ít ai biết về loài bướm lớn nhất thế giới
Sải cánh của loài bướm lớn nhất thế giới, rộng gần bằng bề rộng ngực của một người trưởng thành.

Queen Alexandra's Birdwing đực có sải cánh từ 14-20 cm, trong khi con cái có sải cánh lớn hơn nhiều, từ 18,7 đến 30 cm. Cả hai giới đều có bụng màu vàng, nhưng khác nhau về màu sắc cơ thể. Con cái có cơ thể màu nâu sẫm với các mảng màu kem ở mặt trên, trong khi con đực có cơ thể màu đen và mặt trên màu vàng, ngoài các mảng màu xanh lục nhạt và xanh lam.

Vòng đời

Queen Alexandra's Birdwing có 4 giai đoạn cuộc đời, kéo dài từ 5 đến 7 tháng. Con cái trưởng thành đẻ trứng có kích thước khá lớn, đường kính khoảng 0,41 cm. Chúng thường đẻ trứng trên các cây họ Mộc hương nam (Aristolochia schlecteri), vì lá của loài cây này đóng vai trò là nguồn thức ăn cho trứng ngay khi chúng nở.

Sau đó, trứng nở ra sâu bướm con. Sau khi nở, chúng ngay lập tức bắt đầu ăn lá cây để lớn lên cho đến khi kết thúc giai đoạn này. Sau nhiều lần lột xác sâu bướm từ từ biến thành nhộng. Trong giai đoạn cuối cùng: giai đoạn kén, sâu bướm không ăn uống cho đến khi hóa thành bướm hoàn toàn.

Sau khi hóa thành bướm, cũng như các loài bướm khác, thức ăn chủ yếu của Queen Alexandra's Birdwing là mật hoa. Trong giai đoạn này, những con bướm này sẽ giao phối và sinh sản để phát triển quần thể. Con đực trưởng thành thường có tuổi thọ ngắn khoảng ba tháng, trong khi con cái sống lâu hơn gấp đôi.

Sự thật ít ai biết về loài bướm lớn nhất thế giớiSâu bướm, nhộng và bướm Queen Alexandra's Birdwing trưởng thành.

Dù có vòng đời ngắn nhưng trong mỗi giai đoạn, Queen Alexandra's Birdwing đều phải đối mặt với nguy hiểm. Trứng của loài này thường bị kiến tấn công, ấu trùng của chúng còn là thức ăn của thằn lằn, cóc và một số loài chim. Khi đến giai đoạn trưởng thành, chúng sẽ ít phải đối mặt với sự săn mồi, nhưng lại dễ bị mắc vào mạng nhện hoặc bị động vật có vú sống trên cây ăn thịt.

Mối đe dọa tuyệt chủng

Queen Alexandra's Birdwing đã được bảo vệ hợp pháp ở Papua New Guinea từ cuối những năm 1960. Chúng cũng được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước CITES (1987). Tuy nhiên, loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng do bị giới hạn nghiêm ngặt ở một khu vực — Papua New Guinea. Thậm chí ở đó, chúng cũng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, cả tự nhiên và do con người gây ra.

Sự thật ít ai biết về loài bướm lớn nhất thế giới
Các đồn điền trồng dầu cọ làm biến đổi rừng với tốc độ nhanh, thu hẹp môi trường sống của loài bướm.

Sự phun trào của núi lửa Mt. Lamington vào năm 1951 đã phá hủy 150 km vuông môi trường sống của loài bướm lớn nhất thế giới và khiến quần thể của chúng bị chia cắt nghiêm trọng. Các sinh cảnh còn lại đang bị biến đổi nhanh chóng để khai thác gỗ thương mại và mở rộng diện tích trồng trọt.

Đặc biệt, các đồn điền trồng cây dầu cọ đang nhanh chóng thay đổi cảnh quan ở Papua New Guinea. Ngày nay, dầu cọ phát triển trên diện tích hàng nghìn hecta ngay giữa phạm vi môi trường sống cốt lõi của loài bướm, cướp đi cơ hội tồn tại kéo dài của chúng. Loài này cũng bị bắt và buôn bán bất hợp pháp, đặc biệt là bởi những người thích sưu tầm bướm.

Mặc dù hầu hết chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy loài này trong tự nhiên, nhưng chúng ta có thể giúp đỡ trong việc bảo tồn chúng. Cách quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm là tẩy chay các mặt hàng có chứa dầu cọ. Đây có vẻ như là một việc nhỏ, nhưng chỉ một thay đổi đơn giản này trong thói quen ăn uống của chúng ta có thể giúp cứu cả một loài!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cánh đồng tỏi tây khoe sắc dưới ánh đèn LED

Cánh đồng tỏi tây khoe sắc dưới ánh đèn LED

Nghệ sĩ người Hà Lan Daan Roosegaarde kết hợp vẻ đẹp tự nhiên của thực vật với công nghệ để tạo nên màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục.

Đăng ngày: 20/01/2021
Chuyện về con nhện đi săn nhện: Thạo binh pháp như

Chuyện về con nhện đi săn nhện: Thạo binh pháp như "Gia Cát Lượng", đầy mưu hèn kế bẩn để săn mồi bằng mọi giá

Loài nhện này có một thân hình bé xíu, nhưng trí thông minh của chúng thì chẳng hề bé chút nào!

Đăng ngày: 19/01/2021
Ký sinh trùng trong thịt chưa nấu chín có thể gây ung thư não

Ký sinh trùng trong thịt chưa nấu chín có thể gây ung thư não

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy ký sinh trùng Toxoplasma gondii trong thịt sống, nước thải bị ô nhiễm, có thể gây bệnh ung thư não hiếm gặp.

Đăng ngày: 13/01/2021
Kỷ tử hóa ra có cả loại màu đen, muốn mua 1kg phải chi gần 1 triệu

Kỷ tử hóa ra có cả loại màu đen, muốn mua 1kg phải chi gần 1 triệu

Chúng ta thường chỉ thấy và sử dụng quả kỷ tử màu đỏ, vậy loài màu đen có gì khác biệt mà giá cao đến thế

Đăng ngày: 10/01/2021
Trung Quốc lai tạo giống bông mới để cắt giảm ô nhiễm

Trung Quốc lai tạo giống bông mới để cắt giảm ô nhiễm

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lai tạo ra một giống bông mới có thể tiến đến cắt giảm việc sử dụng màng phủ nông nghiệp và tránh ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 09/01/2021
Phát hiện loài hoa siêu hiếm còn tồn tại ở Hawaii

Phát hiện loài hoa siêu hiếm còn tồn tại ở Hawaii

Bất chấp nhiều nỗ lực của các nhà nghiên cứu tìm kiếm " họ hàng" của nó, cho đến nay loài hoa Hawaii bản địa này dường như là độc nhất vô nhị.

Đăng ngày: 06/01/2021
Loại virus có khả năng lây nhiễm cao và tốc độ nhanh khi trời rét

Loại virus có khả năng lây nhiễm cao và tốc độ nhanh khi trời rét

Trong thời tiết lạnh, khắc nghiệt, tế bào đường hô hấp của chúng ta dễ bị tổn thương kéo theo nguy cơ cao mắc bệnh cúm mùa.

Đăng ngày: 05/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News