Sự thật kinh hoàng: Bọ ngựa săn chim và ăn não của con mồi ngay khi chúng đang sống

Dựa trên những tài liệu thu thập được, các nhà khoa học phát hiện ra rằng con mồi của bọ ngựa chủ yếu là chim ruồi.

Sự thật kinh hoàng: Bọ ngựa săn chim và ăn não của con mồi ngay khi chúng đang sống

Thiên nhiên thật kỳ diệu nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt.

Theo một báo cáo từ Đại học Basel, Thụy Sĩ, ngoài côn trùng hoặc nhện, số vụ bọ ngựa săn chim đang có xu ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.

Nhà sinh vật học William Brown, thuộc Đại học New York, đồng tình với báo cáo kể trên. Brown còn tiết lộ rằng, bọ ngựa thường xuyên chọc thủng hộp sọ của con mồi để ăn não.

Nhà sinh thái học đã nghỉ hưu Dietrich Meds kể thêm: "Bọ ngựa giữ chặt và ăn não của con mồi ngay khi chúng còn sống, từ từ và chậm rãi cho tới khi không còn gì nữa".

Sự thật kinh hoàng: Bọ ngựa săn chim và ăn não của con mồi ngay khi chúng đang sống

Theo Live Science, các nhà nghiên cứu đã khảo sát nhiều hồ sơ, bao gồm các nghiên cứu đã được đăng tải, và cả những bài đăng trên mạng xã hội, để tìm kiếm hình ảnh hoặc chứng cứ về việc bọ ngựa tấn công chim.

Cuối cùng, họ tìm thấy 147 trường hợp bọ ngựa săn chim trên 13 quốc gia. Trường hợp sớm nhất mà họ ghi nhận xảy ra vào năm 1864 nhưng 67% trong tổng số vụ việc xảy ra từ năm 2000 tới năm 2015.

Do chỉ dựa vào những vụ tấn công được con người ghi lại nên các nhà khoa học chưa tính toán được tần suất các vụ bọ ngựa săn chim. Dẫu vậy, ít nhất các nhà khoa học kết luận được rằng những vụ việc này xảy ra trên toàn thế giới, trừ nam cực.

Sự thật kinh hoàng: Bọ ngựa săn chim và ăn não của con mồi ngay khi chúng đang sống

Chim ruồi ở Mỹ là những nạn nhân thường xuyên nhất của bọ ngựa. Hơn 70% vụ tấn công được ghi lại khi chim ruồi ghé vào những máng ăn trong nhà dân. Do dân Mỹ có sở thích cho chim ruồi ăn và quan sát nên họ thường xuyên thấy cảnh bọ ngựa săn chim ruồi.

Các nhà khoa học cho rằng việc con người thả những loài bọ ngựa ngoại lai cỡ lớn vào Bắc Mỹ thập kỷ trước để kiểm soát dịch hại chính là nguyên nhân khiến những vụ chim ruồi bị bọ ngựa ăn thịt ngày càng tăng. Ngoài ra, theo các nhà khoa học, bọ ngựa bản địa tại Mỹ cũng săn chim nhưng ở tần suất thấp hơn.

Sự thật kinh hoàng: Bọ ngựa săn chim và ăn não của con mồi ngay khi chúng đang sống

Kết quả tìm kiếm nhanh trên Google cho thấy nhiều người vẫn mang bọ ngựa về với hy vọng chúng sẽ ăn côn trùng gây hại như ruồi. Tuy nhiên, nhược điểm là bọ ngựa cũng sẽ diệt cả những sinh vật mà con người không ghét như bướm và đôi khi là chim ruồi.

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng bọ ngựa tạo ra những mối đe dọa cho một số quần thể chim. Do vậy, chúng ta cần thận trọng trong việc dùng bọ ngựa để kiểm soát dịch hại", Martin Nyffeler, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá Hoàng đế ở hồ Trị An: Nên mừng hay lo?

Cá Hoàng đế ở hồ Trị An: Nên mừng hay lo?

Sau bài “Săn tìm loài cá lạ xâm lấn hồ Trị An”, đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau về cá Hoàng đế.

Đăng ngày: 13/07/2017
Trăn dài 4 mét, chửa 73 quả trứng lọt tay thợ săn

Trăn dài 4 mét, chửa 73 quả trứng lọt tay thợ săn

Dusty Crum, thợ săn chuyên bắt trăn Miến Điện xâm hại ở vùng đầm lầy Florida, Mỹ, bắt con trăn mẹ nặng 28kg hôm 10/7 ở Homestead, theo UPI.

Đăng ngày: 13/07/2017
Video: Vẹt con học bay trên miệng núi lửa còn hoạt động

Video: Vẹt con học bay trên miệng núi lửa còn hoạt động

Trong ít nhất 500 năm qua, con non của một loài vẹt đuôi dài không ngừng học cách bay lên trên những luồng khí độc bốc lên từ miệng núi lửa Nindiri ở Nicaragua, theo National Geographic.

Đăng ngày: 13/07/2017
Bắt được nhện

Bắt được nhện "quái vật" dài 20cm ở Hòa Bình

Một người dân bất ngờ bắt được một con nhện “khủng”, dài 20cm khi đang đi chăn trâu.

Đăng ngày: 11/07/2017

"Quán quân" sống thọ nhất loài ăn cỏ qua đời

Theo thông tin từ James, Bertha nặng 2,5 tấn, được đưa tới vườn thú vào năm 1959 khi mới 7 tuổi, tuy nhiên hồ sơ về 'quê gốc' của nó đã bị thất lạc.

Đăng ngày: 11/07/2017
Chim cánh cụt hoàng đế có thể biến mất vĩnh viễn

Chim cánh cụt hoàng đế có thể biến mất vĩnh viễn

Chim cánh cụt hoàng đế nổi tiếng với khả năng chống chọi với mùa đông giá lạnh ở Nam Cực, nhưng có lẽ không thể chịu đựng được trước sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu đến cuối thể kỷ này.

Đăng ngày: 11/07/2017
Tại sao chồn lại hôi?

Tại sao chồn lại hôi?

Toàn thân chồn sẽ chẳng có mùi gì lạ nếu không có hai tuyến dịch hôi ở phía dưới đuôi. Đây chính là vũ khí tự vệ của chồn.

Đăng ngày: 11/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News