Sự thật kinh hoàng về “mặt trăng thứ 3” của Trái đất

Kamo'oalewa, một "bán Mặt trăng" của Trái đất, có thể là một phần "cơ thể" đã mất của Mặt trăng.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh Renu Malhota của Đại học Arizona (Mỹ) đã chỉ ra một cơ chế cho sự tồn tại đầy bí ẩn của Kamo'oalewa, một tiểu hành tinh kỳ lạ được phát hiện từ năm 2016.

Theo đó, Kamo'oalewa thật ra là một phần của vệ tinh chính thức duy nhất của Trái đất - thiên thể mang tên Mặt trăng - đã vỡ ra trong một vụ va chạm chưa được ghi nhận.

Sự thật kinh hoàng về “mặt trăng thứ 3” của Trái đất
Ảnh đồ họa mô tả một tác động trên Mặt trăng, sự kiện đã tạo nên Kamo'oalewa - (Ảnh đồ họa: NASA).

Theo Space.com, kịch bản này giải thích cho những điều bí ẩn bủa vây Kamo'oalewa. Là một tiểu hành tinh, nó lẽ ra phải quay trên một quỹ đạo quanh Mặt trời, dù quỹ đạo này đôi khi đưa nó đến gần hành tinh của chúng ta.

Tuy nhiên, dường như Kamo'oalewa bị vướng mắc với Trái đất hơn là Mặt trời, và đang hoạt động như một "bán Mặt trăng" trên quỹ đạo, giống kiểu của "Mặt trăng thứ 2" 2023 FW13 vừa được phát hiện trong năm nay.

Ngoài ra, Kamo'oalewa có tuổi thọ kỳ lạ trong các mô hình dự đoán: Nó sẽ bám quanh địa cầu trong hàng triệu năm, thay vì chỉ vài thập kỷ như các vật thể "lỡ" bị lực hấp dẫn của Trái đất lôi kéo khác.

Sử dụng phương pháp quang phổ - đo các bước sóng cụ thể của ánh sáng được hấp thụ và phát ra bởi các nguyên tố hóa học, các nhà khoa học nhận ra điều bất thường: đặc tính hóa học của Kamo'oalewa gần giống với Mặt trăng.

Thành phần đó chính là lời gợi ý cho thấy nó là một phần của Mặt trăng.

Phát hiện này mang tới nhiều giá trị khoa học.

  • Thứ nhất, điều này khiến Kamo'oalewa thành một "hóa thạch" tiết lộ về cách mà tiểu hành tinh có thể lấy đi một phần của Mặt trăng, giúp hoàn thiện mảnh ghép về lịch sử của vệ tinh này.
  • Thứ hai, hiểu biết về Kamo'oalewa sẽ giúp các nhà khoa học có thêm dữ liệu về các vật thể gần Trái đất nói chung, những thứ thường có một xác suất nhỏ va chạm với chúng ta, từ đó giúp hoàn thiện các sứ mệnh phòng thủ Trái đất.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications Earth & Environment.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lực lượng Không gian Mỹ tung hình ảnh chiến đấu cơ đánh chặn vệ tinh

Lực lượng Không gian Mỹ tung hình ảnh chiến đấu cơ đánh chặn vệ tinh

Lực lượng Không gian Mỹ vừa công bố hình ảnh mô tả một " phương tiện đánh chặn tương lai", đối đầu với vệ tinh đối phương đang nhắm mục tiêu vào tàu vũ trụ.

Đăng ngày: 26/10/2023
Tuổi Mặt trăng bị tính nhầm đến hơn 40 triệu năm

Tuổi Mặt trăng bị tính nhầm đến hơn 40 triệu năm

Công nghệ mới giúp giới khoa học phân tích sâu hơn về niên đại của thành phần trong mẫu bụi đất trên mặt trăng đã được tàu vũ trụ Mỹ đưa về từ hơn nửa thế kỷ trước.

Đăng ngày: 25/10/2023
Công nghệ phản trọng lực: Chìa khóa dẫn con người đến nền văn minh

Công nghệ phản trọng lực: Chìa khóa dẫn con người đến nền văn minh "thần thánh"!

Kiểm soát trọng lực để đạt được phản trọng lực không chỉ cho phép con người bay trên bầu trời mà còn mang lại lợi ích vô cùng to lớn.

Đăng ngày: 25/10/2023
Số liệu của NASA tiết lộ điều đáng sợ về tiểu hành tinh

Số liệu của NASA tiết lộ điều đáng sợ về tiểu hành tinh

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thừa nhận chưa đủ khả năng giám sát đầy đủ các tiểu hành tinh có khả năng đâm vào Trái đất.

Đăng ngày: 25/10/2023
NASA cập nhật phần mềm tàu Voyager từ khoảng cách 19 tỷ km

NASA cập nhật phần mềm tàu Voyager từ khoảng cách 19 tỷ km

Khoảng 46 năm sau khi tàu Voyager 1 và 2 của NASA bắt đầu hành trình khám phá không gian vĩ đại, phần mềm lâu năm trên tàu thăm dò tiếp tục được cập nhật từ xa.

Đăng ngày: 24/10/2023
“Mặt trăng thứ hai” bằng vàng hiện ra giữa lòng Trái đất?

“Mặt trăng thứ hai” bằng vàng hiện ra giữa lòng Trái đất?

Những cấu trúc khổng lồ trông như 2 lục địa ngầm vươn lên từ lõi Trái đất, gây hoang mang trong giới khoa học nhiều năm qua, có thể là vàng và bạch kim cổ đại từ " Mặt trăng thứ hai".

Đăng ngày: 23/10/2023
Ấn Độ thử nghiệm tàu vũ trụ chở người

Ấn Độ thử nghiệm tàu vũ trụ chở người

Ấn Độ hôm 21/10 thực hiện thành công thử nghiệm không người lái đầu tiên với tàu vũ trụ Gaganyaan, được thiết kế để chở 3 phi hành gia.

Đăng ngày: 23/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News