Sự thật kỳ thú: Đại học Oxford tồn tại lâu đời hơn cả nền văn minh Aztec
Bạn có biết trường đại học Oxford có tuổi đời còn lâu hơn cả nền văn minh cổ đại bí ẩn Aztec hơn 200 năm?
Đại học Oxford được thành lập vào năm 1096, còn kinh đô Tenochtitlán được coi là khởi đầu của nền văn minh Aztec lại được thành lập vào năm 1325.
Trang web của Đại học Oxford lưu ý rằng không ai biết chính xác ngày thành lập trường đại học, nhưng họ đều biết việc giảng dạy đã diễn ra vào năm 1096 và trở nên phổ biến hơn khi Vua Henry II cấm sinh viên nước Anh học tại trường Đại học Paris vào năm 1167. Sau hơn hai thế kỷ kể từ lúc thành lập và phát triển, vào năm 1249, Oxford đã biến thành học viên một viện đại học hoàn chỉnh với ba trường đại học: University, Balliol và Merton.
Người Mexica rời quê hương Aztlan đến Mexico. (Ảnh: Public Domain)
Vì vậy, có một câu chuyện phổ biến kể rằng Đại học Oxford lâu đời hơn người Aztec. Tuy nhiên về nguồn gốc, người Aztec hay còn gọi là Mexica, theo truyền thuyết, sau khi vị thần hộ mệnh đưa họ ra khỏi tù ngục ở thời trung cổ để tới khu vực Hồ Tezcoco là vùng trung tâm của Mexico hiện nay. Người Anh Điêng Mexica là nhóm sắc tộc chiếm ưu thế, điều hành Đế quốc Aztec từ thành phố thủ đô của họ tại Tenochtitlán trong thung lũng Mexico.
Kết hợp giữa truyền thuyết với hồ sơ khảo cổ và sự kiện lịch sử cho thấy rằng họ xuất thân từ những người du mục săn bắn hái lượm được gọi là Chichimeca và chuyển đến Thung lũng Mexico từ quê hương Aztlan, có thể nằm ở phía bắc Mexico và tây nam Mỹ. Người ta tin rằng sau khoảng hai thế kỷ di cư, người Mexica đã đến Thung lũng Mexico vào khoảng năm 1250.
Đại học Oxford. (Ảnh: Internet)
Mục đích của bài viết này không phải là so sánh các nền văn minh mà là để chúng ta hiểu rõ hơn về quá khứ. Việc tưởng tượng các sự kiện trong lịch sử thế giới có thể trở nên khó hiểu khi mọi người xem xét những gì đã xảy ra cùng một lúc trong quá khứ ở Thế giới Cũ và Thế giới Mới.
Cuối cùng, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng mặc dù Oxford là trường đại học lâu đời nhất trên thế giới nói tiếng Anh, nó không phải là trường đại học lâu đời nhất vẫn còn hoạt động. Danh hiệu này lại thuộc về Đại học Al-Qarawiyyin ở Fes, Maroc, được thành lập bởi một người phụ nữ tên là Fathima Al-Fihri vào năm 859.

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Giải mã "bóng người" bí ẩn trên vỉa hè, có phải hiện tượng siêu nhiên?
Thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki để lại nhiều câu hỏi bí ẩn, điển hình như những "bóng người" bí ẩn xuất hiện trên các vỉa hè, bậc thang công cộng ngoài đường phố.

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.
