Sự thật về "cúm đàn ông", cho rằng phái mạnh tỏ ra cúm nặng hơn bình thường để làm nũng

Hiện tượng này cho rằng đàn ông "ăn vạ" để được yêu chiều khi ốm.

“Man flu”, tạm dịch là “cúm đàn ông”, là một thuật ngữ lạ lùng mô tả hiện tượng cúm dường như… nặng hơn trên cơ thể nam giới. Thuật ngữ được chấp nhận rộng rãi đến mức nó đã xuất hiện trong từ điển Oxford và Cambridge.

Theo từ điển Oxford, định nghĩa về “cúm đàn ông” là "cảm lạnh hoặc bệnh nhẹ tương tự trên một người đàn ông, người được cho là đang phóng đại mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng". Và theo một số tài liệu khác, “cúm đàn ông” còn được gọi một cách mỉa mai là triệu chứng "đàn ông yếu đuối".

Vậy thực tế “cúm đàn ông” có thực sự tồn tại, hay chỉ là nỗ lực “ăn vạ” của phái mạnh?

Sự thật về cúm đàn ông, cho rằng phái mạnh tỏ ra cúm nặng hơn bình thường để làm nũng
“Cúm đàn ông” còn được gọi một cách mỉa mai là triệu chứng "đàn ông yếu đuối".

Định nghĩa “cúm đàn ông”

Như cách sử dụng đại trà, định nghĩa này dùng để mô tả khiếm khuyết tính cách của những người đàn ông mà khi bị cúm hoặc cảm lạnh, họ sẽ làm quá triệu chứng, đóng vai “bệnh nhân” và dựa dẫm vào người khác cho đến khi khỏe lại.

Nhưng tồn tại một khả năng khác, cho rằng bệnh đường hô hấp trên phái mạnh sẽ có triệu chứng nặng hơn phái đẹp. Thực tế, hiện tượng này có diễn ra với một số bệnh khác, điển hình như bệnh động mạch vành, hiện tượng nhồi máu cơ tim hay chứng đau thắt ngực.

Đàn ông thường phải đối mặt với những triệu chứng “kinh điển” như đau thắt ngực, trong khi đó phụ nữ sẽ hay gặp những chứng như buồn nôn, khó thở. Theo nhận định của bác sĩ Robert H. Shmerling công tác tại Đại học Harvard, có khả năng hiện tượng “cúm đàn ông” thực sự tồn tại, và dựa trên những ảnh hưởng của bệnh tới phái mạnh.

Sự thật về cúm đàn ông, cho rằng phái mạnh tỏ ra cúm nặng hơn bình thường để làm nũng
Ai cũng muốn được săn sóc lúc ốm đau, bất kể phái mạnh hay phái đẹp.

Dựa trên một nghiên cứu có tên “Yếu tố khoa học đằng sau "cúm đàn ông"”, bác sĩ Shmerling tổng hợp những ý chính sau về ảnh hưởng của cúm tới phái mạnh:

1. Việc tiêm vaccine cúm thường gây ra nhiều phản ứng tại chỗ (trên da) và toàn thân hơn, trong khi đó phản ứng kháng thể này diễn ra nhẹ hơn trên phụ nữ. Hàm lượng testosterone có thể có liên quan, bởi lẽ những người đàn ông có mức testosterone cao thường có phản ứng kháng thể thấp hơn.

Phản ứng kháng thể tốt hơn có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của cúm, vì vậy có khả năng nam giới đã tiêm phòng có triệu chứng nặng hơn phụ nữ vì họ không phản ứng tốt với vaccine.

2. Trong các nghiên cứu trong ống nghiệm với các tế bào trong mũi bị nhiễm cúm, khi tế bào đến từ phụ nữ việc tiếp xúc với hormone nữ estradiol (dạng chính của hormone estrogen và là dạng estrogen có hoạt lực mạnh nhất), phản ứng miễn dịch đã thuyên giảm. Điều này không xảy ra với các tế bào từ nam giới.

3. Trong một nghiên cứu phân tích dữ liệu thu được sau 6 năm, đàn ông phải nhập viện vì cúm nhiều hơn phụ nữ. Một nghiên cứu khác báo cáo rằng tỷ lệ tử vong do cúm ở nam giới cao hơn so với nữ giới.

4. Một cuộc khảo sát của một tạp chí lớn cho thấy nam giới báo cáo rằng: họ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục khỏi các bệnh giống cúm so với phụ nữ (3 ngày so với 1,5 ngày).

Những kết quả này cho thấy “cúm đàn ông” không đơn thuần là màn ăn vạ để được yêu chiều. Tuy bằng chứng chưa hoàn toàn giải oan cho cánh mày râu, nhưng đã cho thấy triệu chứng cúm có nặng hơn trên đàn ông.

Lý do tại sao “cúm đàn ông” tồn tại?

Một số nghiên cứu cho rằng đàn ông cổ đại đã tiến hóa theo hướng này để nghỉ ngơi nhiều hơn trong lúc ốm, nhằm bảo tồn năng lượng và tránh kẻ săn mồi. Trong bối cảnh hiện đại, thời gian nghỉ ốm dài đã không còn hữu dụng.

Còn phân tích theo tâm lý con người, thì ai cũng muốn được săn sóc lúc ốm đau, bất kể phái mạnh hay phái đẹp.

Lời kết của bác sĩ Robert H. Shmerling

Sự thật về cúm đàn ông, cho rằng phái mạnh tỏ ra cúm nặng hơn bình thường để làm nũng
Chân dung bác sĩ Robert H. Shmerling.

Nhìn chung, bệnh tật có biểu hiện khác nhau trên nam và nữ giới. Y học cho thấy những khác biệt tồn tại trong bệnh động mạch vành, loãng xương, lupus ban đỏ hay trầm cảm, và nó cũng có thể đúng với bệnh cúm.

Ông Shmerling đồng tình với nhận định của báo cáo khoa học nói trên, cho rằng khả năng cao khái niệm cúm đàn ông đã bất công với phái mạnh. Chúng ta cần tìm hiểu thêm về cách bệnh cúm ảnh hưởng tới con người, và khác biệt của chúng trên nam và nữ giới.

Nhưng dù triệu chứng cúm có nặng nhẹ ra sao, thì tôn chỉ “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vẫn đúng. Tiêm vaccine, giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp tục với người khác khi bị bệnh vẫn là những nội dung nên làm, bất kể giới tính.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại hạt giàu omega-3 hơn nhiều loại cá béo, được ví là ''siêu thực phẩm'' ngừa ung thư hiệu quả

Loại hạt giàu omega-3 hơn nhiều loại cá béo, được ví là ''siêu thực phẩm'' ngừa ung thư hiệu quả

Có nhiều người vẫn chưa biết đến tên cũng như công dụng của loạt hạt nhỏ nhưng có võ này.

Đăng ngày: 18/07/2024
Người bị bệnh bạch hầu nên kiêng những món gì?

Người bị bệnh bạch hầu nên kiêng những món gì?

Người mắc bệnh bạch hầu nên ưu tiên ăn đồ lỏng, mềm, xay nhuyễn, ăn những thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Tránh thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm chưa qua chế biến...

Đăng ngày: 17/07/2024
Phát hiện mới về vật chủ lây truyền virus cúm H5N1 sang người

Phát hiện mới về vật chủ lây truyền virus cúm H5N1 sang người

Các nhà nghiên cứu của Nhật Bản nhận thấy virus H5N1 trên bò bám dính mạnh hơn so với virus có nguồn gốc từ gia cầm, khiến chủng cúm này dễ lây lan hơn.

Đăng ngày: 16/07/2024
Soi bàn chân mà thấy dấu hiệu này, cẩn thận gan suy hỏng, mất chức năng từ bao giờ

Soi bàn chân mà thấy dấu hiệu này, cẩn thận gan suy hỏng, mất chức năng từ bao giờ

Mới đây, một chuyên gia y tế khuyến khích mọi người kiểm tra lòng bàn chân của mình để tìm triệu chứng của bệnh gan mà có thể nhầm lẫn với bệnh khác.

Đăng ngày: 16/07/2024
Khi mua tỏi nên chọn củ vỏ trắng hay vỏ tím? Đáp án không phải ai cũng biết

Khi mua tỏi nên chọn củ vỏ trắng hay vỏ tím? Đáp án không phải ai cũng biết

Nhiều người lầm tưởng hai loại tỏi này không có sự khác biệt nhưng thực tế không phải vậy.

Đăng ngày: 16/07/2024
Việt Nam có 1 loại cây dây là dược liệu quý giúp hạ đường huyết và chống oxy hóa hiệu quả

Việt Nam có 1 loại cây dây là dược liệu quý giúp hạ đường huyết và chống oxy hóa hiệu quả

Cây dây thần thông được dân gian sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nguy hiểm và phòng ngừa ung thư.

Đăng ngày: 15/07/2024
Bệnh bạch hầu từng là

Bệnh bạch hầu từng là "nỗi ám ảnh" của nhân loại khi cướp đi sinh mạng trăm ngàn đứa trẻ

Bệnh bạch hầu từng trở thành cơn ác mộng với hầu hết bác sĩ, bất lực khi phải nhìn những đứa trẻ qua đời.

Đăng ngày: 15/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News