Sự thật về dấu chân người khổng lồ

Đầu năm 2005, một nhóm các nhà khoa học Nga đã đến Syrie, Liban tham gia đoàn thám hiểm đặc biệt nghiên cứu dấu vết của người khổng lồ. Họ đã tới nhiều di tích lịch sử để cố gắng lý giải những điều bí ẩn về nền văn minh nhân loại. Kết quả thật đáng kinh ngạc.

(Ảnh: CAND)

Ngay sau khi đoàn thám hiểm quay về Nga, phóng viên tờ Luận chứng & Sự kiện đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Eric Myldasev, lãnh đạo khoa học của đoàn về sự thật những dấu vết được cho là dấu chân người khổng lồ phát hiện thấy ở Syrie.

Thưa Giáo sư, lý do gì khiến ông cùng đoàn thám hiểm phải cất công đến Syrie, Liban?

Chính dấu vết của người khổng lồ buộc chúng tôi phải lên đường.

Thưa Giáo sư liệu có nhầm với hoa văn tự nhiên giống bàn chân người không?

Không đâu! Các dấu vết chân hoàn toàn rõ, không thành viên nào của Đoàn thám hiểm hoài nghi nó. Chúng tôi là các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ dấu vết và đi tới kết luận rằng: Việc đục chạm chúng trên đá ở đây ngay cả khi dùng dụng cụ hiện đại nhất cũng là điều không tưởng. Nhưng điều khiến các chuyên gia giải phẫu băn khoăn là bàn chân người khổng lồ lại bẹt và phẳng giống mái chèo. Chiều dài các ngón chân tương đối bằng nhau (khác với người bình thường các ngón chân dài – ngắn khác nhau).

Giáo sư có thể tiết lộ bí mật kích thước dấu vết chân người khổng lồ?

Chiều dài dấu vết chân của người khổng lồ là 90cm, rộng 45 cm. Phần gót dài 20 cm, ngón cái dài... 20cm, ngón út: 15 cm.

Nếu đây là dấu vết chân tự nhiên của người khổng lồ thì tại sao nó lại in trên đá?

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận định như sau: Đá trắng là loại không bình thường ở khu vực này. Vào thời xa xưa, địa chất nơi đây cấu tạo như một dung dịch ximăng chưa đóng cứng nên người khổng lồ khi giẫm chân mới để lại dấu vết lõm sâu gót tới 3 cm. Cũng không loại trừ những người khổng lồ cổ có “công nghệ” đặc biệt làm mềm đá (?).

Còn dấu chân nào khác ở khu vực đó nữa không?

Ở một khoảng không xa lắm phát hiện thấy thêm một dấu chân người khổng lồ nữa. Chúng tôi cảm tưởng người khổng lồ có bước nhảy dài tới 11 mét.

Trong giải phẫu có thể tính chiều cao, cân nặng dựa vào dấu vết chân được không?

Giáo sư giải phẫu Ralic Talgatovic đã căn cứ vào dấu chân người khổng lồ mà tính toán được kết quả sau: người khổng lồ đó phải cân nặng từ 3,5 đến 5 tấn. Chiều cao từ 6,5 đến 10 mét. Đây là điều kỳ lạ nếu so với tầm vóc của chúng ta ngày nay (?!). Thế nhưng trái đất một thời từng đã sống những loài khủng long vĩ đại đó sao

Nôel

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 01/07/2025
Khủng long làm

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?

Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Đăng ngày: 30/06/2025
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/06/2025
Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt

Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đăng ngày: 27/06/2025
Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù

Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.

Đăng ngày: 23/06/2025
Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Đăng ngày: 20/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News