Sự thật về giác quan thứ sáu của loài người

Tổ tiên chung của con người, cá mập cũng như nhiều loài động vật có xương sống và xương hàm trên Trái đất khác từng là một sinh vật sở hữu giác quan thứ sáu với khả năng phát hiện điện trường dưới nước.

Các công cụ hỗ trợ khả năng này, gọi là electroreceptor (bộ phận tích điện) và electrosensory (cơ quan cảm nhận dòng điện), xuất hiện từ cùng một quần thể tế bào có trong loài cá sụn thuộc lớp Chondrichthyes (như cá mập, cá đuối) hay loài cá có xương sống (như cá tầm hay cá tầm thìa) cùng với một số loài kỳ nhông, theo kết luận được công bố trên tạp chí Development. Con người đã không may mất đi giác quan thứ sáu này từ cách đây rất lâu.

Sự thật về giác quan thứ sáu của loài người
Vị trí các tế bào electrosensory của một con cá đuối trong giai đoạn phôi
thai được đánh dấu bằng những đốm chấm đen. (Ảnh: Andrew Gillis)

Trưởng nhóm, tác giả Andrew Gillis - một nhà sinh vật học thuộc Đại học Dalhousie cho biết: “Hiện nay trên phôi thai người đã không còn các cấu trúc góp phần hình thành và phát triển cơ quan cảm nhận như ở tổ tiên cá của chúng ta nữa.... Vì vậy, loài người đã mất đi khả năng phát hiện điện trường dưới nước".

Nhóm chuyên gia đưa ra lời nhận định đó sau khi sử dụng các kỹ thuật lần theo dấu vết tế bào trong khoảng thời gian khá dài để nghiên cứu phôi thai cá đuối 70 ngày tuổi. Cuộc điều tra tiết lộ rằng hệ thống electrosensory của loài cá này về cơ bản phức tạp hơn rất nhiều so với sinh vật tổ tiên.

“Tổ tiên chung cuối cùng của nhóm động vật có xương sống và xương hàm là một loài cá sống khoảng 450 triệu năm trước”, Gillis nói. Electrosensory cho phép chúng dễ dàng săn mồi dưới nước. Theo đó, khi con mồi lượn lờ trước mặt hoặc di chuyển qua mang, chúng sẽ tạo ra những thay đổi điện trường xung quanh giúp nhìn rõ hơn. Khi bắt đầu di chuyển lên bờ, quá trình tiến hóa của chúng nhờ vào các hoạt động săn bắn khác nhau, vì vậy khả năng tự nhiên phát hiện điện trường dưới nước cũng bị mất dần theo thời gian.

Tuy nhiên, ngày nay, một số loài động vật có vú chẳng hạn như cá heo hay các loài thú mỏ vịt sống gần nước vẫn giữ được khả năng này nhờ vào những thay đổi trong hệ thống dây thần kinh sau quá trình tiến hóa độc lập. Nhiều loài khác như cá điện Nam Mỹ, cá vây tia Torpedo cũng thường sử dụng trong việc gây choáng con mồi hoặc chống lại kẻ thù, thậm chí là trong giao tiếp hay lựa chọn bạn đời.

Tham khảo: Discovery

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News