Sự thật về hiện tượng bầu trời đỏ quạch như sao Hỏa gây tranh cãi

Video người dân địa phương ghi lại từ thành phố cảng Chu Sơn, Trung Quốc cho thấy bầu trời chuyển sang màu đỏ quạch dưới lớp sương mù dày đặc.

Bầu trời bất ngờ chuyển sang màu đỏ quạch khiến cư dân mạng Trung Quốc xôn xao. Sự việc xuất hiện ở Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đường chân trời đổi màu đã gây ra sự hoảng loạn cho những cư dân ghi lại hiện tượng từ nhà, ban công và đường phố.


 Bầu trời đỏ nổi bật nhất từ phía ​​cảng khiến nhiều người lo ngại.

Những video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bầu trời chuyển sang màu đỏ như sao Hỏa dưới lớp sương mù dày đặc. Bầu trời đỏ nổi bật nhất từ phía ​​cảng khiến nhiều người lo ngại về một đám cháy lớn, đã vượt quá tầm kiểm soát.

Chủ đề thịnh hành nhất trên mạng xã hội Trung Quốc là bầu trời đỏ, video thu hút hơn 150 triệu lượt xem, hàng ngàn lượt bình luận. "Tai nạn sẽ xảy ra", "Tôi nghĩ là mình nên bắt đầu dự trữ đồ ăn", "Chưa bao giờ tôi chứng kiến bầu trời đỏ như vậy", "Thực sự kinh ngạc, bầu trời đã chuyển sang màu đỏ khác lạ"... cư dân mạng bình luận.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhanh chóng đưa ra lời giải thích về hiện tượng lạ, hiếm khi xuất hiện ở Trung Quốc. Bầu trời chuyển màu đỏ rực là do hiện tượng khúc xạ và tán xạ ánh sáng, rất có thể từ đèn tàu đỗ trong cảng.

Đang mùa thu hoạch cá thu đao Thái Bình Dương, tàu thuyền trong cảng nhiều. Nhân viên cơ quan khí tượng cho biết: "Khi điều kiện thời tiết tốt, có nhiều nước trong không khí sẽ tạo thành các aerosol làm khúc xạ và tán xạ ánh sáng từ đèn tàu đánh cá, từ đó tạo ra bầu trời màu đỏ mà người dân nhìn thấy".

Các nhà sử học gần đây đã phát hiện ra các tài liệu từ năm 1770 từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, cho thấy một số người chứng kiến ​​tận mắt bầu trời chuyển sang màu đỏ kỳ lạ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng khi đó là do ảnh hưởng từ các cơn bão địa từ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết hoạt động mặt trời không có bất thường nào trong ngày xảy ra bầu trời đỏ ở Chu Sơn, Trung Quốc.

Trong sự kiện Carrington năm 1859, cơn bão địa từ dữ dội nhất trong lịch sử cho thấy các dòng điện trong khí quyển đã làm hư cuộn dây điện, khiến giấy bốc cháy.

Nếu một cơn bão địa từ tương tự xảy ra ngày nay sẽ làm hỏng hệ thống lưới điện trên toàn thế giới, khiến hàng triệu người sống trong cảnh không có ánh sáng, điện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật thể lạnh nhất thế giới

Vật thể lạnh nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu sử dụng chùm tia laser và bẫy quang từ để làm lạnh nguyên tử tới nhiệt độ -273 độ C.

Đăng ngày: 29/04/2025
Vì sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Vì sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên tùy thích dù nặng hàng chục ngàn tấn không?

Đăng ngày: 29/04/2025
Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến

Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến

Dưới đây là những khái niệm cơ bản và dễ hiểu nhất về kinh tuyến và vĩ tuyến, cũng như cách xác định kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ, mời các bạn cùng xem.

Đăng ngày: 28/04/2025
Google Maps hoạt động như thế nào?

Google Maps hoạt động như thế nào?

Google Maps đã trở thành một phần thiết yếu của internet trong một thập kỷ trở lại đây, nhưng rất ít người biết cách thức hoạt động của nó như thế nào.

Đăng ngày: 28/04/2025
Người đàn ông

Người đàn ông "không có não" mà vẫn sống thách thức giới khoa học

Bệnh nhân 44 tuổi có đầy đủ nhận thức như bao người dù mang bộ não khác thường.

Đăng ngày: 26/04/2025
Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy

Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?

Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News