Sự thật về "hội chứng cơm chiên!
Ước tính 63.000 người Mỹ bị ngộ độc mỗi năm do Bacillus cereus, loài vi khuẩn gây ra hội chứng cơm chiên.
Giáo sư Philip Tierno, nhà vi trùng học tại Đại học Y tế Langone ở New York (Mỹ) vừa đưa ra cảnh báo về "hội chứng cơm chiên", dạng ngộ độc thực phẩm xảy ra do một loại vi khuẩn thích tấn công tinh bột, trong đó gạo là thứ chúng ưa thích nhất.
Món cơm chiên ngon lành có thể tiềm ẩn "hội chứng cơm chiên" nguy hiểm - (ảnh: SHUTTERSTOCK).
Theo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Microbiology, mỗi năm có tới 63.000 người Mỹ khổ sở vì "hội chứng cơm chiên", cho dù quốc gia này không phải là một trong những nước "thích ăn cơm" nhất trên thế giới. Và đây mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm vì nhiều người khi bị hội chứng này ở mức độ nhẹ chỉ đơn giản là nằm nghỉ ngơi, tự tìm cách chiến đấu với cơn buồn nôn, tiêu chảy chứ không đi khám.
Theo giáo sư Tierno, lý do gọi nó là "hội chứng cơm chiên" vì món cơm chiên thường là món ăn dễ chứa Bacillus cereus – thủ phạm của hội chứng này. Bacillus cereus là một vi khuẩn tiết ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm và như đã nói ở trên, món ăn từ gạo là mục tiêu lớn nhất của chúng. Cơm chiên lại thường là cơm nguội còn sót lại của bữa ăn trước, hoặc nếu là cơm mới cũng bị để nguội vài giờ rồi mới đem chiên, nên khả năng Bacillus cereus tồn tại và sinh sôi càng cao.
Vi khuẩn này tiết ra tới 2 loại độc tố. Một loại tiết ra ngay trong ruột non của chúng ta khi chúng ta ăn món có vi khuẩn, khiến người bệnh bị tiêu chảy, chuột rút, buồn nôn. Các triệu chứng bắt đầu từ 6-15 giờ sau khi ăn. Loại độc tố thứ 2 được vi khuẩn tiết ra sẵn trong thực phẩm trước khi được ăn, gây nôn và buồn nôn trong 30 phút đến 6 giờ sau khi ăn.
Các triệu chứng thường giảm dần sau 1 ngày với người có sức khỏe bình thường. Tỉ lệ biến chứng nguy hiểm thấp và chỉ xảy ra ở người có hệ miễn dịch bị tổn thương, vừa phẫu thuật hay có sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, bao gồm viêm màng não, hoại tử và viêm mô tế bào.
Theo Bộ Y tế và dịch vụ dân sinh Mỹ, cách đối phó với vi khuẩn gây "hội chứng cơm chiên" là luôn giữ thực phẩm nóng trước khi ăn (trên 60 độ C) và thực phẩm lạnh (dưới 4 độ C).
Giáo sư Tierno cảnh báo thêm rằng bất kỳ món ăn gì cũng không nên bị "bỏ quên" trong nhiệt độ phòng quá 2 giờ và trước khi ăn một món ăn đã bị nguội, nhất thiết phải hâm nóng nó. Nhiều người có thói quen để cơm nguội đi quá nhiều giờ đồng hồ để cơm không bị dính khi chiên và đó là lý do dù được chiên nóng lại, Bacillus cereus vẫn không bị tiêu diệt.
Khi bị "hội chứng cơm chiên" ở mức độ nhẹ, bạn cần nghỉ ngơi và uống bù nước để chờ cơ thể tự đào thải các độc tố.

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?
Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng
Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
