Sự thật về "người mẹ lai giữa 2 loài" của nhiều người châu Á

Các nhà khoa học đã giải trình tự DNA thành công mảnh hài cốt của một cá thể mang đặc điểm giống như lai giữa 2 loài người khác nhau được khai quật từ hang Hươu Đỏ (Vân Nam - Trung Quốc).

Theo Sci-News, kết quả giải trình tự DNA đã đem đến nhiều dữ liệu gây choáng váng về con người bí ẩn đã qua đờn 14.000 năm trước.

Mảnh hài cốt là một phần nắp sọ, thuộc về 1 trong 3 cá thể được khai quật năm 1989 ở hang động Hươu Đỏ (Red Deer), hay còn gọi là Maludong, ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.


Con người bí ẩn ở hang Hươu Đỏ, từng được nghi ngờ là cá thể lai giữa 2 loài người khác nhau - (Ảnh đồ họa từ Xueping Ji)

Kết quả giám định niên đại dựa trên đồng vị phóng xạ carbon cho thấy các hóa thạch này có từ thế Pleistocen muộn, khoảng 14.000 năm trước, thời điểm mà người hiện đại Homo sapiens đã di cư khắp thế giới.

Trong số các hóa thạch, mảnh nắp sọ được chú ý hơn cả vì giúp tái hiện lại một hình dạng hộp sọ dị thường, giống người Neanderthals hơn người Homo sapiens chúng ta, bộ não cũng có vẻ nhỏ hơn Homo sapiens.

Người Neanderthals là một loài người tuyệt chủng, cùng thuộc chi Người (Homo) với chúng ta, nhưng đã biến mất khỏi địa cầu ít nhất 30.000 năm trước. Do đó cá thể 14.000 tuổi này được cho là lai giữa 2 loài người khác nhau - một Homo sapiens lai Neanderthals do một cuộc hôn phối dị chủng nào đó trong quá khứ.

Tuy nhiên kết quả giải trình tự DNA mới cho thấy điều ngược lại.

"Nó cho chúng tôi biết khá rõ rằng người ở hang Hươu Đỏ là người hiện đại (Homo sapiens) chứ không phải một loài cổ xưa như Neanderthals hay Denisovans, bất chấp những đặc điểm hình thái khác thường của họ" - tiến sĩ Bing Su từ Viện Động vật học Côn Minh, một trong những thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu cho biết.

Trình tự DNA độc đáo này cho biết đó là một cá thể người thuộc dòng dõi mẹ đã tuyệt chủng của một số nhóm người hiện đại hiện nay đang sinh sống ở Đông Á, bán đảo Ấn - trung và các đảo Đông Nam Á.

Theo The South China Morning Post, một điểm thú vị khác là trình tự gene này cho thấy cá thể này liên quan trực tiếp đến người Bắc Mỹ bản địa.

Do đó có 2 giả thuyết được đặt ra: Một là những người dân bản địa từ sâu trong lòng châu Á đã di cư đến Siberia, rồi di chuyển sang Bắc Mỹ định cư vào thời điểm trên dưới 14.000 năm trước, khi hai lục địa còn nối liền bởi một "cây cầu đất" giả thuyết mà nhiều nghiên cứu đã nghi ngờ. Hai là người từ Bắc Mỹ đã di cư ngược lại đến châu Á.

Tuy nhiên giả thuyết con người di cư từ châu Á sang châu Mỹ được ủng hộ hơn, bởi đã có nhiều bằng chứng cho thấy Bắc Mỹ cổ xưa là chốn không người. Tất cả Homo sapiens đã xuất phát từ "cái nôi" châu Phi và băng qua châu Á để vòng lên dải đất nối liền châu Á - châu Mỹ là con đường di cư khả dĩ nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News