Sự thật về tôm nhiều người tưởng là biết mà hóa ra nhầm to
Tôm là món ăn bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Nhưng có một lầm tưởng hóa ra rất nhiều người mắc phải khiến cho việc ăn tôm trở thành cực hình.
Tôm là một thực phẩm bổ dưỡng, với hàm lượng chất dinh dưỡng không thua bất kỳ loài động vật nào khác.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), trong thịt tôm có hàm lượng protein cao, ngoài ra còn rất giàu canxi, photpho, acid béo và nhiều khoáng chất khác nữa.
Tôm là một thực phẩm bổ dưỡng.
Chính vì vậy, dù tôm chưa bao giờ là mặt hàng "rẻ", luôn có giá sánh ngang thịt bò, nhưng vẫn là món không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt đối với trẻ em tuổi ăn tuổi lớn.
Tuy nhiên, có một sự thật là nhiều người trong chúng ta không thích món ăn này cho lắm. Nguyên nhân là vì lớp vỏ tôm cứng và "dai nhoách" mà khi xưa người lớn vẫn hay bắt chúng ta phải ăn. Lý do? Vì vỏ tôm cứng nên chứa rất nhiều canxi, tức là bổ dưỡng cho chúng ta.
Nhưng có thật là như thế không?
Sự thật: Vỏ tôm không chứa canxi, hoặc cực kỳ ít
Trái với quan niệm của nhiều người, vỏ tôm tuy cứng nhưng gần như không hề chứa canxi. Lý do vỏ tôm cứng là do có thành phần chính là kitin (chitin) - một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác.
Vỏ tôm không có chứa canxi.
Trong khi đó, nguồn canxi của tôm đến chủ yếu từ thịt tôm, chân tôm và càng tôm (tối với các loài tôm lớn như tôm hùm).
Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, thường sẽ bị bài tiết ra ngoài sau khi chúng ta "giải quyết" trong WC.
Tuy rằng một số nghiên cứu cho thấy ăn tôm cả vỏ giúp hạ thấp lượng cholesterol có hại trong máu, nhưng trên thực tế có khá ít bằng chứng thực sự thuyết phục. Chính vì vậy, việc bắt ép trẻ em ăn tôm cả vỏ là không cần thiết, dễ gây ác cảm, biếng ăn, lại đem đến nguy cơ hóc vỏ tôm nữa.
Đừng biến tôm thành ác mộng. Ngon thế này cơ mà...