Sự thật vừa được tiết lộ tại lăng pharaoh Tutankhamun: cả giới khoa học sững sờ

Lăng mộ của vua Tutankhamun đã trở nên cực kỳ nổi tiếng vì các bằng chứng cho thấy có mật thất bên trong. Thế nhưng mới đây, Bộ khảo cổ Ai Cập đã đưa ra một kết luận khiến tất cả phải sững sờ.

Từ năm 2015, giới khoa học đã luôn sục sôi vì lăng mộ của pharaoh Tutankhamun (hay vua Tut). Lý do là vì rất nhiều cuộc thăm dò đã chỉ ra rằng khu mộ 3.300 năm tuổi này có chứa những gian mật thất bên trong.

Chưa ai biết mật thất sẽ dẫn đến đâu, nhưng đa số đều cho rằng đó sẽ là ngôi mộ của những nhân vật rất quan trọng trong lịch sử có liên quan đến vua Tut, như nữ hoàng Nefertitinữ hoàng Ankhesenamun.

Sự thật vừa được tiết lộ tại lăng pharaoh Tutankhamun: cả giới khoa học sững sờ
Vị trí của 2 mật thất theo dữ liệu của Watanabe.

Ví dụ như nhà khảo cổ Nicholas Reeves từ ĐH Arizona đã cho rằng những bức tường trong lăng vua Tut cho thấy dấu hiệu của một cánh cửa. Hay như đợt thăm dò bằng radar của giáo sư người Nhật Hirokatsu Watanabe năm 2016 cũng đã xác nhận điều đó.

Thậm chí, bộ trưởng bộ khảo cổ Ai Cập lúc bấy giờ là Mamdouh Eldamaty còn khẳng định: "Chúng tôi có thể chắc đến 90% rằng có mật thất tại đây".

Eldamaty từ chức vào tháng 3/2016. Dù vậy, lời khẳng định của ông vẫn còn giá trị.

Những kết quả mâu thuẫn

Dù rất muốn khám phá nhưng trước các khu lăng mộ có giá trị lịch sử quá lớn, hiển nhiên người Ai Cập đã phải thận trọng. Họ muốn xác nhận trước thông qua những cuộc thăm dò nhờ công nghệ hiện đại.

Sự thật vừa được tiết lộ tại lăng pharaoh Tutankhamun: cả giới khoa học sững sờ
Bên trong lăng mộ pharaoh Tutankhamun.

Bởi vậy mà cũng trong năm 2016, một cuộc thăm dò bằng radar lần thứ 2 được thực hiện. Nhưng trái với nghiên cứu của Watanabe, cuộc thăm dò lần này không thu được kết quả giống như vậy. Hơn nữa, các dữ liệu của Watanabe chưa từng được công bố, vì ông đã cải tiến nó để không một ai có thể tự mình phân tích được chúng.

Rốt cục, không có dấu vết nào của mật thất được tìm ra trong lần khảo sát thứ 2.

Và mới đây, một cuộc khảo sát thứ 3 mới bắt đầu được tiến hành. Người đứng đầu là Francesco Porcelli - một nhà khảo cổ học của ĐH Polytechnic (Turin, Italy).

Sự thật vừa được tiết lộ tại lăng pharaoh Tutankhamun: cả giới khoa học sững sờ
Nhóm nghiên cứu của Porcelli.

Lần này Porcelli sử dụng một radar quét mặt đất - một dạng máy thăm dò nhằm tìm những kẽ hở dưới đất - và quét khu mộ thật kỹ càng.

Cỗ máy có hệ thống anten kép, quét theo cả hai trục tọa độ, nhằm tìm ra bất kỳ khoảng trống nào bên trong đó.

Và kết quả là họ chẳng tìm thấy gì cả

Bộ Khảo cổ Ai Cập mới đây đã ra thông báo như sau:

"Tiến sĩ Porcelli đưa ra kết quả như sau: không có đoạn gãy nào từ các tảng đá tự nhiên cho đến tường đá do con người được tìm thấy nhờ hệ thống radar GPR, cũng không có bằng chứng cho về một cánh cửa nào cả".

"Kết luận được đưa ra với độ tin cậy cao: giả thuyết về một mật thất trong lăng pharaoh Tutankhamun không được ủng hộ bởi dữ liệu từ GPR".

Sự thật vừa được tiết lộ tại lăng pharaoh Tutankhamun: cả giới khoa học sững sờ
Minh họa vua Tut.

Nhóm nghiên cứu của Porcelli cũng đặt ra giả thuyết về lý do vì sao dữ liệu của Watanabe bị sai. Họ tin rằng những bức tường bị phủ đá vôi có thể đã không hấp thụ sóng radar, mà đẩy nó theo một hướng khác. Có nghĩa, sóng radar đã đi dọc theo bức tường trước khi phản hồi lại máy thu, tạo ra một dạng dữ liệu gây nhầm lẫn.

Tóm lại, với nghiên cứu này thì sẽ không có bức tường nào trong lăng bị đập nữa! Sự thật là chẳng có mật thất, cánh cửa hay lối đi ngầm nào trong khu mộ này. Còn mộ của Nefertiti hay Ankhesenamun sẽ cần thêm nhiều thời gian nữa để tìm kiếm.

Các giả thuyết trước kia cho rằng lăng mộ của Tutankhamun vốn được xây dựng cho mẹ kế của ông là nữ hoàng Nefertiti, người qua đời vào năm 1330 TCN.

Nhưng sau đó do pharaoh chết quá bất ngờ vào năm 1323 TCN, nên chức năng của lăng đã được thay đổi. Giả thuyết đặt ra là thi thể cảu Nefertiti được đặt trong một căn phòng bí mật, sau đó chôn vùi mất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bằng chứng sự xuất hiện của tộc người ở quần đảo Philippines 700.000 năm trước

Bằng chứng sự xuất hiện của tộc người ở quần đảo Philippines 700.000 năm trước

Theo bài viết của các nhà khoa học trên Nature, các công cụ bằng đá rải rác trong đống xương hà mã cho thấy họ người đã đến quần đảo Philippines khoảng 709.000 năm trước.

Đăng ngày: 07/05/2018
Con người từng sống cùng khủng long 10.000 năm trước?

Con người từng sống cùng khủng long 10.000 năm trước?

Theo Daily Star, một số người tin rằng hình chạm khắc bên ngoài ngôi đền Ta Prohm nổi tiếng ở Campuchia là bằng chứng về việc loài khủng long từng sống cùng con người.

Đăng ngày: 07/05/2018
Bí ẩn huyền thoại ma cà rồng Ba Lan từ thế kỷ 17 lần đầu tiên được hé lộ

Bí ẩn huyền thoại ma cà rồng Ba Lan từ thế kỷ 17 lần đầu tiên được hé lộ

Trong lịch sử thế giới, khái niệm quỷ hút máu - hay ma cà rồng hoặc "vampire" đã xuất hiện trong rất nhiều nền văn hóa, đặc biệt là với văn hóa châu Âu.

Đăng ngày: 06/05/2018
Người Ai Cập cổ đại đo mực nước sông Nile thế nào?

Người Ai Cập cổ đại đo mực nước sông Nile thế nào?

Sông Nile đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Ai Cập cổ đại. Chính vì vậy, người xưa đã khéo léo sử dụng một số công cụ, biện pháp để đo mực nước sông Nile nhằm phục vụ đời sống con người.

Đăng ngày: 06/05/2018
Đã tìm thấy thành phố của Vua David trong Kinh cựu ước?

Đã tìm thấy thành phố của Vua David trong Kinh cựu ước?

Vua David là vị vua thứ hai của Vương quốc Israel thống nhất. Ông trị vì trong khoảng thời gian những năm 1000 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 05/05/2018
Phát hiện hai tàu mất tích từ thế kỷ 19 khi tìm kiếm MH370

Phát hiện hai tàu mất tích từ thế kỷ 19 khi tìm kiếm MH370

Năm 2015, trong khi tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của Malaysia Airlines, thiết bị dò tìm đã phát hiện xác hai chiếc tàu chở than đá bị chìm vào thế kỷ 19.

Đăng ngày: 04/05/2018
Mỹ trao trả cho Iraq hàng nghìn cổ vật có niên đại hàng nghìn năm

Mỹ trao trả cho Iraq hàng nghìn cổ vật có niên đại hàng nghìn năm

Ngày 2/5, các cơ quan chức năng Mỹ đã tiến hành đợt trao trả cho Iraq 3.800 cổ vật bị buôn bán trái phép sang nước này.

Đăng ngày: 04/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News