Sức mạnh hủy diệt của bão "quái vật" Irma nhìn từ vệ tinh
Hướng tàn phá của siêu bão Irma lớn hơn nước Pháp có thể được quan sát rõ từ không gian qua các vệ tinh.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ nhiều hình ảnh nhìn từ vũ trụ của siêu bão Irma có kích thước lớn hơn nước Pháp. Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA) cũng đăng video cho thấy sức mạnh dữ dội của siêu bão khi tiến về phía nước Mỹ, Time hôm qua đưa tin.
Bão Irma quan sát từ trạm Vũ trụ Quốc tế. (Video: NASA).
"Các vệ tinh của NASA và NOAA đang cung cấp hình ảnh vệ tinh giá trị cho các chuyên gia dự báo thời tiết ở Trung tâm bão quốc gia. Trong vòng ba ngày, bão Irma di chuyển về hướng tây tới quần đảo Leeward và tăng dần sức mạnh từ bão cấp 3 lên bão cấp 5 hôm 5/9", trích thông báo chung của NASA và NOAA.
Bão Irma quan sát từ vệ tinh thời tiết của NOAA. (Video: Twitter).
Irma, một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử, đang di chuyển ngang qua Đại Tây Dương với sức gió 300km/h. Cơn bão vừa tàn phá đảo St Martin và hiện nay đang quét qua quần đảo Virgin và Puerto Rico.
Ảnh vệ tinh hôm 6/9 chụp mắt bão Irma với đảo Barbuda ở ngay trung tâm. (Ảnh: NASA).
Cơn bão tử thần sẽ bổ bộ vào Mỹ và phá hủy vùng bờ biển phía đông nam, chủ yếu là bang Florida, hôm 10/9, chỉ vài ngày sau khi miền nam đất nước hứng chịu thảm họa từ siêu bão Harvey. Các nhà chức trách đang tiến hành sơ tán cư dân ở những vùng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão Irma.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.
