Suleiman Đại đế - vị vua lỗi lạc nhất của Đế quốc Ottoman

Suleiman Đại đế (1520-1566) là vị Sultan thứ 10 của Đế chế Ottoman. Trong thời kỳ lãnh đạo của ông, Đế chế Ottoman đã trở thành một trong những đế chế rộng lớn nhất thế giới, với một quân đội mạnh mẽ và một hệ thống chính trị và kinh tế thông minh. Suleiman đã mở rộng đế chế qua các chiến dịch quân sự thành công và mở rộng lãnh thổ qua các điều lệ giữa các dân tộc khác nhau. Ông cũng đã tạo ra một hệ thống chính trị và kinh tế mạnh mẽ, giúp cho đế chế phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm.

Những chiến dịch quân sự của Suleiman đã mở rộng sự hiện diện của người Ottoman khắp Châu Á, châu Phi và Châu Âu. Ông gắn liền với sự trỗi dậy và sức mạnh của đế chế Ottoman, và là một trong những vị lãnh đạo vĩ đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ với những cải cách thành công trong nông nghiệp và chính trị. Sự lãnh đạo của Suleiman là nhân tố tạo nên thời đại Hoàng kim của đạo Hồi – mà những yếu tố toán học, khoa học và nghệ thuật từ chính thời đại này đã đóng góp cho sự nổi lên của nền văn minh phương Tây.

Suleiman Đại đế - vị vua lỗi lạc nhất của Đế quốc Ottoman
Suleiman Đại đế.

Từ lúc còn trẻ, Suleiman đã bắt đầu vai trò lãnh đạo của mình khi cai trị phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi cha ông qua đời năm 1520, ông trở thành vị Sultan thứ mười – cũng là vị Sultan trị vì lâu nhất – của đế chế Ottoman.

Gần như ngay sau khi lên ngôi, Suleiman khởi đầu một thời kỳ chinh phục đất đai bằng sức mạnh quân sự, tiến sâu vào Châu Âu và xâm lược nhiều thành phố lớn. Năm 1521, Suleiman đã xâm chiếm một phần lãnh thổ Hungary của Vua Louis II, và năm 1526 tiếp tục sáp nhập các phần khác của nước này. Đến năm 1529, người Ottoman đã đặt chân tới Vienna (thủ đô nước Áo).

Suleiman cũng bành trướng sang Châu Á bằng lực lượng hải quân lớn nhất và hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ. Các cuộc xâm lược Châu Á và Ấn Độ Dương đã châm ngòi xung đột và chiến tranh với người Bồ Đào Nha. Những cuộc hải chiến giữa người Ottoman và người Bồ Đào Nha (trong suốt các thế kỷ 15 và 16) nghe có phần mỉa mai bởi Bồ Đào Nha cố gắng tránh quân Ottoman bằng việc cho tàu thuyền đi qua mũi cực nam của Châu Phi để tiếp tục hành trình mua bán các loại gia vị với người Châu Á.

Kể từ cuối thập niên 1520 đến thập niên 1550, Đế chế Ottoman chứng kiến những thành tựu tiến bộ nhất về chính trị, luật pháp và văn hóa, mà phần nhiều trong số đó vẫn có giá trị quan trọng với xã hội ngày nay. Một số cải cách kiến trúc bao gồm các dự án công trình công cộng như cầu, tượng đài, các khu trung tâm, các nhà thờ Hồi giáo và cung điện – được thiết kế theo phong cách có tên kiến trúc Ottoman. Một vài cải cách chính trị quan trọng nhất là giảm thuế theo các đạo luật của đế chế Ottoman, bao gồm cả cắt giảm thuế cho người Do Thái.

Trong khi Châu Âu lạc hậu hơn, những cải cách và thành tựu của đế chế Ottoman dưới thời Suleiman Đại đế – còn được biết đến với tên gọi Thời đại Hoàng kim của đạo Hồi (Golden Age of Islam). Những tiến bộ trong khoa học, toán học, kỹ thuật, triết học, y dược, văn học, kinh tế học và luật pháp cũng diễn ra trong thời đại hoàng kim này. Chẳng hạn như về sau, năm 1724, chính người Hồi giáo đã truyền bá khái niệm tiêm chủng vào Châu Âu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật về giai thoại quả táo rơi trúng đầu Newton mà cả thế giới vẫn tin suốt 400 năm qua

Sự thật về giai thoại quả táo rơi trúng đầu Newton mà cả thế giới vẫn tin suốt 400 năm qua

Đây là một truyền thuyết rất phổ biến về Isaac Newton, truyền thuyết nói rằng ông nhận ra định luật hấp dẫn sau khi nhìn thấy một quả táo rơi xuống đầu. Tuy nhiên, sự thật thì không hẳn là vậy.

Đăng ngày: 16/01/2023
Phi vụ đầu tư giúp nhà văn giàu có đến hết đời: Chơi trò

Phi vụ đầu tư giúp nhà văn giàu có đến hết đời: Chơi trò "ú òa" với cả hệ thống xổ số Pháp để trúng giải độc đắc

Nếu nghĩ những người như Voltaire chỉ biết làm thơ, viết lách thì bạn đã nhầm. Ẩn sau vị triết gia nổi tiếng này là một bộ óc thiên tài vô cùng nhạy bén về tiền bạc.

Đăng ngày: 10/01/2023
Quang học hiện đại ra đời từ nhà khoa học giả điên

Quang học hiện đại ra đời từ nhà khoa học giả điên

Nhà khoa học Alhazen người Ả Rập đã giả điên để tránh cơn thịnh nộ của al-Hakim và mở ra môn quang học hiện đại.

Đăng ngày: 07/01/2023
Nữ giáo sư người Việt thành nhà khoa học lọt top 1% thế giới

Nữ giáo sư người Việt thành nhà khoa học lọt top 1% thế giới

Câu chuyện của Giáo sư Nguyễn Thục Quyên đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ.

Đăng ngày: 03/01/2023
Câu chuyện thương tâm về 3 phi hành gia duy nhất đã hi sinh ngoài vũ trụ

Câu chuyện thương tâm về 3 phi hành gia duy nhất đã hi sinh ngoài vũ trụ

Năm 1971, ba nhà du hành vũ trụ người Nga đã phá kỷ lục về thời gian bay vào vũ trụ lâu nhất tại thời điểm đó, nhưng nhiệm vụ này đã kết thúc một cách bi thảm bởi một trục trặc trên đường trở về.

Đăng ngày: 28/12/2022
Nhà khoa học Mỹ tạo giống lúa chịu ngập được 2 tuần

Nhà khoa học Mỹ tạo giống lúa chịu ngập được 2 tuần

GS Pamela C. Ronald vừa nhận giải đặc biệt của VinFuture 2022 cho nghiên cứu phân lập gene lúa đặc hiệu để tạo ra các giống lúa năng suất cao, chịu được ngập úng.

Đăng ngày: 23/12/2022
Cái chết của Gogol: Chuyện gì đã thực sự xảy ra với nhà văn lỗi lạc?

Cái chết của Gogol: Chuyện gì đã thực sự xảy ra với nhà văn lỗi lạc?

Còn nhiều bí ẩn chưa giải đáp xung quanh cái chết của nhà văn người Nga Nikolai Vasilyevich Gogol.

Đăng ngày: 21/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News