Sững sờ với hệ động, thực vật bên trong hố sụt sâu nhất thế giới

Từ một thảm họa đến kỳ quan của thế giới - Xiaozhai Tiankeng (Trùng Khánh, Trung Quốc) là nổi tiếng với độ sâu tới 662m. Bên dưới cái hố này là hệ động, thực vật được giới chuyên gia đánh giá ở tầm cỡ "thế giới".

Hố sụt là một hiện tượng tương tác tự nhiên, và có những nguyên nhân khác nhau. Thông thường tại vùng xảy ra sụt đất thường có cấu trúc địa chất đặc thù, và một quá trình vận động lâu dài làm rỗng dần đất đá bên dưới, nhưng sự kiện sụt đất thì diễn ra bất ngờ. Hố có thể có dạng tròn hoặc không chuẩn, kích thước ngang và độ sâu từ vài mét đến vài trăm mét.

Sững sờ với hệ động, thực vật bên trong hố sụt sâu nhất thế giới
Hố sụt sâu nhất thế giới là Xiaozhai Tiankeng (Trùng Khánh, Trung Quốc). (Ảnh: BBC).

Chúng gây nguy hiểm cho con người và các công trình xây dựng, nên gây sự chú ý và được đặt nhiều tên gọi. Trong tiếng Anh ngoài thuật ngữ "sinkhole" còn được gọi là cenote, shakehole, swallet (suối ngầm), swallow hole (hố vực), doline (thung lũng, gốc từ tiếng Slav).

Nhưng cũng chính từ địa hình đặc biệt này, nhiều hố sụt đã trở thành kỳ quan độc nhất vô nhị trên thế giới. Trong đó, hố Xiaozhai Tiankeng (Trùng Khánh, Trung Quốc) với độ sâu tới 662m là một ví dụ điển hình.

Không chỉ sâu nhất, hố sụt này còn lớn nhất thế giới với thể tích tới 130 triệu m3. Xiaozhai Tiankeng đã được phát hiện từ năm 1994. Tên của nó được ghép từ "Xiaozhai" (ngôi làng bỏ hoang gần đó) và "Tiankeng" (tạm dịch: hố trời).

Sững sờ với hệ động, thực vật bên trong hố sụt sâu nhất thế giới

Sững sờ với hệ động, thực vật bên trong hố sụt sâu nhất thế giới

Sững sờ với hệ động, thực vật bên trong hố sụt sâu nhất thế giới
 Hố sụt này lớn nhất thế giới với thể tích tới 130 triệu m3.

Hố sụt Xiaozhai Tiankeng được tạo thành bởi dòng sông ngầm chảy trong hang Dipheng. Các nhà khoa học tin quá trình hình thành hố sụt này mất tới 128.000 năm. Một hang đá vôi bị sụt do tác động của sông ngầm đã tạo nên hố sụt này. Tuy nhiên, chưa có kết luận chính thức về cách Xiaozhai Tiankeng hình thành.

Có 2 loại hố sụt trên thế giới. Loại đầu tiên hình thành khi mưa và các dòng nước trên bề mặt từ từ ngấm xuống đất. Qua thời gian, phần bên trên bị sụt xuống tạo ra một cái hố. Xiaozhai Tiankeng được xếp vào loại 2 khi bị nguồn nước bên dưới tác động, không phải bên trên.

Hiện tại, Xiaozhai Tiankeng vẫn còn khá kín tiếng trên "bản đồ du lịch Trung Quốc". Từ bên trên, bạn phải đi khoảng 2.800 bậc thang ẩm ướt, kết cấu ngoằn ngoèo để tới miệng hố. Bên dưới hố là một "hệ sinh thái ngoạn mục". Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật chưa được khám phá. Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của báo gấm - một loại động vật quý hiếm nhưng cũng rất hung dữ.

Các nhà khoa học ghi nhận tới 1.285 loài thực vật dưới hố này. Theo Coral Island Adventures, không gian dưới hố như một "thế giới riêng biệt".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khung cảnh kỳ thú được tạo thành nhờ trận bão tuyết mạnh nhất trong lịch sử 50 năm tại Mỹ

Khung cảnh kỳ thú được tạo thành nhờ trận bão tuyết mạnh nhất trong lịch sử 50 năm tại Mỹ

Nhiệt độ ấm hơn theo thời gian đang làm thay đổi hiện tượng thời tiết và phá vỡ sự cân bằng thông thường của thiên nhiên.

Đăng ngày: 05/01/2023
Mùa đông ấm áp lịch sử nhấn chìm châu Âu, phá vỡ hàng nghìn kỷ lục nhiệt độ

Mùa đông ấm áp lịch sử nhấn chìm châu Âu, phá vỡ hàng nghìn kỷ lục nhiệt độ

Thay vì mùa đông giá rét, thời tiết ở châu Âu đang ấm áp bất thường, phá vỡ hàng nghìn kỷ lục nhiệt độ trên khắp lục địa.

Đăng ngày: 04/01/2023
Giới khoa học tìm cách lý giải mối liên quan giữa bão tuyết và biến đổi khí hậu

Giới khoa học tìm cách lý giải mối liên quan giữa bão tuyết và biến đổi khí hậu

Nhiệt độ của Trái đất ngày càng nóng hơn, kể cả vào mùa đông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Mỹ đã trải qua nhiều trận bão tuyết nghiêm trọng.

Đăng ngày: 31/12/2022
Đêm giao thừa ở châu Âu dự kiến ấm chưa từng có

Đêm giao thừa ở châu Âu dự kiến ấm chưa từng có

Nhiệt độ ở châu Âu trong những ngày cuối năm nay dự kiến phá vỡ kỷ lục năm 2021, khi mùa đông ôn hòa bất thường bao trùm phần lớn lục địa này.

Đăng ngày: 31/12/2022
Những trận bão tuyết khủng khiếp nhất từng càn quét trên thế giới

Những trận bão tuyết khủng khiếp nhất từng càn quét trên thế giới

Trận bão tuyết kinh hoàng vừa quét qua nước Mỹ mới đây chính là bằng chứng cho thấy con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi sức mạnh thiên nhiên.

Đăng ngày: 30/12/2022
Núi lửa bùn ở Indonesia - Thảm họa thiên nhiên tàn khốc đến từ cả sức mạnh tự nhiên và lòng tham con người

Núi lửa bùn ở Indonesia - Thảm họa thiên nhiên tàn khốc đến từ cả sức mạnh tự nhiên và lòng tham con người

Núi lửa bùn hình thành khi có sự kết hợp của bùn, chất lỏng và khí phun trào trên bề mặt Trái đất.

Đăng ngày: 30/12/2022
Ý tưởng phun lưu huỳnh vào khí quyển để làm mát Trái đất

Ý tưởng phun lưu huỳnh vào khí quyển để làm mát Trái đất

Công ty Sunsets hướng tới giải phóng hạt lưu huỳnh dioxide vào tầng bình lưu bằng khí cầu thời tiết dù hiệu quả làm mát Trái Đất của phương pháp này rất khó xác định.

Đăng ngày: 30/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News