Sương mù ô nhiễm của Bắc Kinh trở lại do dân chúng dùng nước hoa và gel xịt tóc?

Khi giải thích về nguyên nhân khiến sương mù ô nhiễm quay lại sau 2 tháng biến mất, một quan chức ở Bắc Kinh nói rằng việc này do người dân dùng nước hoa, gel xịt tóc...

Sau hai tháng có được bầu trời xanh trong, thủ đô đất nước đông dân nhất thế giới lại bị khói độc bao phủ.


Bầu trời thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc trước và sau khi bị sương mù ô nhiễm bao phủ - (Ảnh Simon Song).

Buổi sáng ngày 15/10, một đám mây xám ảm đạm đã phủ kín thủ đô Bắc Kinh. Chỉ số chất lượng không khí chỉ đạt 213 - dựa trên bảng phân loại 6 cấp của Trung Quốc thì ở mức bị ô nhiễm nặng nề.

Dân thủ đô Bắc Kinh đã chứng kiến sự đột phá về môi trường trong suốt 2 tháng 8-9: bầu trời xanh trong, số lượng các hạt PM2.5 độc hại trong không khí giảm...

Tuy nhiên đến ngày 14/10, trời không gió và người ta bắt đầu thấy xuất hiện khói mù, và rồi đạt đỉnh vào ngày hôm sau (15/10) trước khi suy yếu dần do sự xuất hiện luồng không khí lạnh từ phía Bắc.


Chỉ số không khí đạt mức 213 - mức ô nhiễm nặng - ở Bắc Kinh hôm 15/10 - (Ảnh Simon Song).

Lần này, thay vì đổ lỗi cho các lò đốt than nặng của các nhà máy gây ô nhiễm gần đó như trước đây, người ta lại quy trách nhiệm cho tiêu dùng cá nhân là thủ phạm cho sự suy giảm chất lượng không khí.

Phương tiện truyền thông chính thống đã đăng báo cáo của Cục Bảo vệ môi trường Bắc Kinh cho hay chính khí thải sinh hoạt của các gia đình như khói bếp nấu ăn, keo xịt tóc, nước hoa, nước thơm xịt phòng... là nguồn gốc của 12% lượng khói mù độc hại. Điều này có nghĩa, khí thải gia đình cao ngang với khí thải công nghiệp.

Ông Shi Aijun, phó hiệu trưởng Viện Khoa học Môi trường Bắc Kinh, nói với tạp chí Science and Technology Daily rằng: "Khí thải sinh hoạt đang ngày càng tăng - đặc biệt là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) từ các sản phẩm thường dùng như nước hoa, gel xịt tóc và nước thơm xịt phòng".


Sương mù tan dần do xuất hiện luồng không khí lạnh từ phương Bắc - (Ảnh Simon Song).

Nếu tính như vậy thì sau những lệnh cấm như đóng cửa các nhà hàng kinh doanh đồ nướng, cấm dân làm thịt hun khói dịp Tết... sắp tới chính quyền đất nước tỷ dân này sẽ ban hành thêm lệnh cấm mua bán và sử dụng các sản phẩm hóa mỹ phẩm dùng bình xịt như nước hoa, gel xịt tóc, nước xịt phòng... do góp phần chủ yếu trong việc gây ô nhiễm không khí.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News