Sụp đổ triều đại vì hôn nhân cận huyết

Một vương triều từng cai trị vùng đất rộng lớn ở châu Âu, gồm Tây Ban Nha, trong suốt gần 200 năm đã bị diệt vong do hoàng đế cuối cùng không có con nối dõi vì truyền thống hôn nhân cùng dòng tộc.

Dòng họ Habsburg từng cai trị Áo hơn 6 thế kỷ. Sau đó, thông qua các cuộc hôn nhân với các hoàng gia khác, họ tiếp tục trị vì Bohemia, Hungary và Tây Ban Nha. 

Vua Charles Đệ nhị của Tây Ban Nha.

Charles Đệ nhị là vị vua cuối cùng của triều đại Habsburg. Ông là người thấp bé và ốm yếu. Ngoài các bệnh đường ruột, vị hoàng đế này còn mắc chứng đái ra máu và vô sinh. Mãi tới lúc lên 4 tuổi ông mới biết nói và 8 tuổi mới biết đi. Khi Charles Đệ nhị qua đời năm 1700 ở tuổi 39, triều đại Habsburg cũng sụp đổ theo.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, truyền thống lấy người trong họ tộc của những vị vua mang họ Habsburg khiến Charles Đệ nhị không có khả năng sinh con và dễ mắc bệnh tật.

Trước đó, Philip Đệ nhất là người sáng lập vương triều Habsburg năm 1516 khi ông kết hôn với con gái của Ferdinand và Elizabeth - những người cai trị Tây Ban Nha. Do không muốn quyền lực rơi vào tay dòng họ khác, triều đại Habsburg quy định rằng các thành viên hoàng gia chỉ được kết hôn với người trong họ. Trong số 16 đời vua của vương triều này, 9 vị đã kết hôn với phụ nữ trong dòng tộc - trong đó có hai đám cưới giữa bác và cháu, một hôn lễ giữa anh em họ.

Nhiều nhà khoa học khẳng định, việc các vị vua Habsburg kết hôn với họ hàng gần đã để lại hậu quả ghê gớm. Người nối dõi cuối cùng của họ, vua Charles Đệ nhị có thể trạng ốm yếu. Ông kết hôn hai lần song không thể có con và chết vì bệnh tật.

Để chứng minh nhận định trên, các chuyên gia của Đại học Santiago de Compostela (Tây Ban Nha) nghiên cứu cây phả hệ của Charles Đệ nhị và gần 3.000 người họ hàng của ông. Nếu hai người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau, con của họ sẽ có xác suất sở hữu hai gene giống hệt tại một nhiễm sắc thể (một gene lấy từ bố và gene kia thừa hưởng từ mẹ) rất cao.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy xác suất sở hữu hai gene giống hệt nhau trên một nhiễm sắc thể của dòng họ Habsburg tăng rất nhanh qua từng thế hệ, từ 0,025 đối với Philip Đệ nhất tới 0,254 với Charles Đệ nhị. Xác suất của Charles Đệ nhị thường xuất hiện ở những cuộc hôn nhân loạn luân (cha mẹ với con cái hoặc anh ruột với em gái).

Charles Đệ nhị là con của vua Philip Đệ tứ và Mariana - cháu gái của ông và cũng là công chúa Áo. Cha của Philip Đệ tứ là Philip Đệ tam cũng là kết quả của một cuộc hôn nhân giữa bác và cháu ruột. Như vậy, việc giao phối cận huyết giữa cha mẹ của Charles Đệ nhị và truyền thống lấy người trong họ tộc của các đời vua trước đóng vai trò quan trọng đối với sự diệt vong của triều đại Habsburg.

Kết luận này được củng cố bởi một thực tế là tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh của dòng họ Habsburg rất cao. Chỉ có khoảng 60% số trẻ sống qua một năm và một nửa trẻ chết trước khi được 10 tuổi. Trong khi đó thì tỷ lệ sống sót trung bình của trẻ em Tây Ban Nha vào thời gian đó là 80%.

Sau khi Charles đệ nhị qua đời, triều đại Bourbon tại Pháp nắm quyền cai trị Tây Ban Nha.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 13/02/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 12/02/2025
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Huyền thoại bác học Acsimet

Huyền thoại bác học Acsimet

Nhiều nhà bác học thông thái trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu vô giá, nhưng họ cũng lưu lại cho hậu thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt về “tính đãng trí bác học” của bản thân mình.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News