Sydney ghi nhận đêm nóng kỷ lục trong tháng 11

Bang New South Wales đang trải qua một đợt nắng nóng gay gắt với mức nhiệt khó chịu ngay cả khi Mặt Trời lặn.

Theo Cơ quan Khí tượng Australia, nhiệt độ vào đêm thứ Bảy tuần trước (28/11) ở Sydney, thủ phủ của bang New South Wales, luôn ở mức trên 25,3 độ C, khiến nó trở thành đêm nóng nhất từng được ghi nhận trong tháng 11. Mức nhiệt tiếp tục tăng lên mức 30 độ C vào 4h30 rạng sáng Chủ Nhật trước khi đạt đỉnh trên 40 độ C vào ban ngày.

Sydney ghi nhận đêm nóng kỷ lục trong tháng 11
Cảnh tượng hoàng hôn "rực lửa" nhìn từ một sân vận động ở Sydney. (Ảnh: AFP).

Đây đã là ngày thứ hai liên tiếp Sydney trải qua nhiệt độ trên 40 độ C. Tại một số nơi ở phía đông nam Australia như thị trấn Griffith và Mildura, mức nhiệt ban ngày còn xác lập những kỷ lục mới trong khu vực khi lần lượt đạt 43,2 và 45,7 độ C vào thứ Bảy.

Kể từ đầu đợt nắng nóng, chính quyền bang New South Wales đã ban hành lệnh cấm đốt lửa tại nhiều vùng đất rộng lớn nhưng một số vụ cháy vẫn bùng phát vào hôm qua, trong đó có một vụ ở ngoại ô phía tây Sydney đã gây thiệt hại về tài sản.

Đây là đợt bùng phát cháy rừng nghiêm trọng đầu tiên kể từ vụ hỏa hoạn kinh hoàng kéo dài từ mùa hè năm 2019 đến năm 2020, thiêu rụi một khu vực rộng gần bằng Vương quốc Anh, khiến 33 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải đi sơ tán. Thảm họa cũng ảnh hưởng đến ba tỷ động vật hoang dã và gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 7 tỷ USD.

Sydney ghi nhận đêm nóng kỷ lục trong tháng 11
Người dân Sydney đổ ra bãi biển Bondi vào lúc hoàng hôn để tránh nóng. (Ảnh: AFP).

Đợt nắng nóng mới nhất này diễn ra chỉ hai tuần sau khi các nhà khoa học cảnh báo Australia - quốc gia phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch - cần chuẩn bị sẵn sàng cho những điều tồi tệ hơn trong mùa hè năm nay, khi biến đổi khí hậu được dự báo sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm hiện tượng cháy rừng, hạn hán và lốc xoáy ở quốc gia này.

Thủ tướng Scott Morrison đã nhiều lần bác bỏ mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và cháy rừng, đồng thời cam kết duy trì Australia là một trong những nhà xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, cư dân Australia ngày càng lo ngại. Một cuộc thăm dò gần đây của Viện Lowy ở Sydney cho thấy gần 90% những người được hỏi tin rằng biến đổi khí hậu là một mối đe dọa nghiêm trọng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện nguồn dự trữ nước ngọt khổng lồ ngoài khơi Hawaii

Phát hiện nguồn dự trữ nước ngọt khổng lồ ngoài khơi Hawaii

Nguồn nước mới tìm thấy có trữ lượng 3,4 km3, có thể giảm bớt tác động của hạn hạn đối với người dân Hawaii.

Đăng ngày: 28/11/2020
Thế giới ngầm siêu đẹp ở Thiểm Tây,

Thế giới ngầm siêu đẹp ở Thiểm Tây, "lối vào địa ngục" đầy bí ẩn

Mặc dù đây không phải là hố sụt lớn nhất, nhưng nó lại là hố sụt đẹp nhất thế giới.

Đăng ngày: 27/11/2020
Đỉnh Everest xuất hiện tình trạng ô nhiễm vi nhựa

Đỉnh Everest xuất hiện tình trạng ô nhiễm vi nhựa

Các dấu hiệu của tình trạng ô nhiễm hạt vi nhựa đã được phát hiện trong các mẫu tuyết gần đỉnh , ngọn núi cao nhất thế giới.

Đăng ngày: 26/11/2020
Sinh viên Hà Lan chế tạo xe ôtô điện hoàn toàn bằng rác thải

Sinh viên Hà Lan chế tạo xe ôtô điện hoàn toàn bằng rác thải

Các sinh viên Hà Lan đã tạo ra một ôtô chạy hoàn toàn bằng điện và làm hoàn toàn bằng rác phế thải, gồm chai lọ nhựa PET tái chế và rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.

Đăng ngày: 25/11/2020
Dãy núi Himalaya hình thành như thế nào?

Dãy núi Himalaya hình thành như thế nào?

Dãy Himalaya vĩ đại được hình thành do quá trình va chạm giữa các lục địa. Chúng sở hữu những đặc điểm nổi bật về lịch sử địa chất của châu Á.

Đăng ngày: 24/11/2020
Công nghệ và thiên tai xung đột tạo thảm họa

Công nghệ và thiên tai xung đột tạo thảm họa "natech"

Định nghĩa của thuật ngữ này ngày càng được được phổ biến rộng rãi khi biến đổi khí hậu làm gia tăng các cơn bão và cháy rừng.

Đăng ngày: 23/11/2020
Thay đổi thói quen ăn uống để ngăn Trái đất nóng lên

Thay đổi thói quen ăn uống để ngăn Trái đất nóng lên

Nếu chúng ta ngừng đốt tất cả nhiên liệu hóa thạch từ giây phút này, liệu chỉ bấy nhiêu đó có đủ để kiểm soát sự nóng lên toàn cầu?

Đăng ngày: 20/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News