"Vua thủy quái" 365 triệu tuổi: Loài chưa từng thấy trên thế giới

Một sinh vật quái dị với đôi mắt to bất thường và cấu trúc hàm cực kỳ nguy hiểm chịu trách nhiệm cho sự tồn tại của những thủy quái ghê rợn hiện đại: cá mập và cá đuối.

Sinh vật được đặt trên Ferromirum oukherbouchi, là một loài cá mập cổ đại sống vào 365 triệu năm trước, thuộc kỷ Devon. Đây là cá thể đầu tiên thuộc loài này được khai quật trên toàn thế giới. Nó khá bé nhỏ nhưng là vị thủy tổ đáng gờm của cá mập và cá đuối ngày nay.

Vua thủy quái 365 triệu tuổi: Loài chưa từng thấy trên thế giới
Chân dung kỳ quái của tổ tiên các thủy quái nguy hiểm nhất mọi thời đại: cá mập - (Ảnh đồ họa từ nhóm nghiên cứu).

Thân hình của "thủy quái" này chỉ dài 33 cm, khá mảnh mai, nhưng bộ hàm là một "máy nghiền thực sự". Theo tiến sĩ Christian Klug từ Bảo tàng Viện Cổ sinh vật học, Đại học Zurich (Thụy Sĩ), hai nửa hàm dưới của con cá mập kinh dị này không hợp nhất như con người và đa số sinh vật khác.

"Điều này cho phép chúng không chỉ mở hàm dưới xuống thật thấp mà còn xoay được 2 nửa ra ngoài" – tiến sĩ Klug mô tả. Sự xoay chuyển này khiến những chiếc răng sắc nhọn hơn, mới hơn mà con cá mập thường che giấu có cơ hội quay thẳng ra bên ngoài, trở thành những lưỡi dao đâm thẳng vào con mồi.

Khi con mồi dính đòn, bộ hàm xoay trở ngược lại vị trí cũ. Con mồi lập tức được đưa vào rất sâu bên trong khoang miệng, nơi chúng không còn bất kỳ cơ hội sống sót nào.

Để phù hợp với môi trường sống mới và sự thay răng thường xuyên, cấu trúc hàm kỳ dị này đã dần biến mất sau đại Cổ sinh. Lứa con cháu cá mập và cá đuối phát triển cơ thể to lớn hơn, bộ hàm thay răng liên tục, luôn luôn sắc bén. Có thể điều đó đã đủ để chúng duy trì vị thế chúa tể của biển khơi, nên bộ hàm cũng mất đi khả năng xoay chuyển chết chóc.

Hóa thạch "vua thủy quái" kỳ lạ này được phát hiện tại vùng Maider của Morocco, một "thánh địa" cổ sinh vật học nổi tiếng. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Communications Biology.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ký sinh trùng cổ đại biến khủng long thành xác sống

Ký sinh trùng cổ đại biến khủng long thành xác sống

Một nhóm nhà cổ sinh vật học sử dụng chụp cắt lớp và lấy mẫu mô để tìm hiểu mầm bệnh trong máu của một con thằn lằn hộ pháp nhiễm ký sinh trùng.

Đăng ngày: 24/11/2020
Phóng to 10 lần bức tranh cổ: Hậu thế ngỡ ngàng phát hiện bí mật quyền lực trên bàn cờ ngàn năm

Phóng to 10 lần bức tranh cổ: Hậu thế ngỡ ngàng phát hiện bí mật quyền lực trên bàn cờ ngàn năm

Nếu phóng đại lên 10 lần, người xem sẽ nhìn thấy một bức tranh khác được ẩn giấu bên trong. Rốt cuộc bức tranh cổ này chứa bí mật gì?

Đăng ngày: 23/11/2020
Xác ướp hoàng gia ở Bảo tàng Ai Cập Tahrir được chuyển đi đâu?

Xác ướp hoàng gia ở Bảo tàng Ai Cập Tahrir được chuyển đi đâu?

Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập đang chuẩn bị chuyển các xác ướp hoàng gia từ Bảo tàng Ai Cập ở Tahrir đến nơi trưng bày trong Bảo tàng Quốc gia về nền văn minh Ai Cập (NMEC) ở Fustat.

Đăng ngày: 23/11/2020
Dạo biển, cặp đôi gặp

Dạo biển, cặp đôi gặp "tàu ma" bất ngờ hiện ra trên bãi cát

Thiên nhiên đã tự khai quật con tàu ma bị chôn vùi suốt 200 năm, đặt nó chễm chệ trước mắt những người dạo biển.

Đăng ngày: 23/11/2020
Kho báu 2000 năm dưới lòng đất gây chấn động bởi cấu trúc

Kho báu 2000 năm dưới lòng đất gây chấn động bởi cấu trúc "chống trộm thần kỳ bậc nhất"

Một trong những phát hiện huy hoàng nhất của lịch sử khảo cổ, một kho báu có niên đại 2000 năm có cấu trúc chống trộm bậc nhất thế giới.

Đăng ngày: 23/11/2020
Phát hiện xác nô lệ và chủ nhân nguyên vẹn ở thành phố cổ Pompeii

Phát hiện xác nô lệ và chủ nhân nguyên vẹn ở thành phố cổ Pompeii

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra xác còn nguyên vẹn của hai người đàn ông bị chết cháy do vụ phun trào núi lửa Pompeii vào năm 79, Bộ Văn hóa Italy cho biết ngày 21/11.

Đăng ngày: 23/11/2020
Đưa xác ướp 2300 tuổi vào máy chụp CT, các chuyên gia kinh ngạc trước bức hình nhận được

Đưa xác ướp 2300 tuổi vào máy chụp CT, các chuyên gia kinh ngạc trước bức hình nhận được

Xác ướp chỉ có kích thước chiều dài khoảng 20cm. Các chuyên gia đã vô cùng kinh ngạc khi khám phá ra sự thật bên trong.

Đăng ngày: 22/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News