Thiên hà "hóa thạch" đâm vào dải Ngân Hà 10 tỷ năm trước
Thiên hà Heracles bị chôn vùi ở trung tâm dải Ngân Hà giúp hé lộ thêm thông tin về "ngôi nhà vũ trụ" của Trái đất vào thời sơ khai.
Các nhà khoa học phát hiện thiên hà "hóa thạch" mang tên Heralces ẩn trong dải Ngân Hà. Thiên hà này nhiều khả năng đã va chạm với dải Ngân Hà 10 tỷ năm trước, khi dải Ngân Hà vẫn còn non trẻ. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí The Monthly Notices of Royal Astronomical Society hôm 20/10.
Thiên hà Heralces (các vòng màu đỏ) nằm bên trong dải Ngân Hà. (Ảnh: Danny Horta-Darrington/NASA/JPL-Caltech/SDSS).
Tàn dư của Heracles chiếm khoảng 1/3 khối lượng quầng thiên hà hình cầu của dải Ngân Hà. Dù có kích thước lớn, các nhà thiên văn không phát hiện ra nó cho đến khi nghiên cứu kỹ hàng chục nghìn ngôi sao.
Ricardo Schiavon, tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Vật lý thiên văn thuộc Đại học Liverpool John Moores, cùng các cộng sự phân tích dữ liệu từ Apogee, dự án thu thập lượng thông tin khổng lồ về hơn nửa triệu ngôi sao trong dải Ngân Hà.
"Để tìm thấy thiên hà hóa thạch như Heracles, chúng tôi phải quan sát thành phần hóa học cụ thể và chuyển động của hàng chục nghìn ngôi sao. Việc này vô cùng khó đối với những ngôi sao ở trung tâm dải Ngân Hà vì chúng bị các đám mây bụi liên sao che khuất. Apogee giúp chúng tôi xuyên qua đám mây bụi đó và có thể nhìn tới phần sâu nhất từ trước đến nay trong trung tâm dải Ngân Hà", Schiavon cho biết.
Để phân biệt những ngôi sao đến từ Heracles với sao của dải Ngân Hà, nhóm nghiên cứu đo đạc thành phần hóa học và vận tốc sao bằng các thiết bị thuộc dự án Apogee. "Trong số hàng chục nghìn ngôi sao mà chúng tôi quan sát, vài trăm ngôi sao có thành phần hóa học và vận tốc rất khác. Chúng đặc biệt đến mức chỉ có thể đến từ thiên hà khác. Nhờ nghiên cứu kỹ những ngôi sao này, chúng tôi có thể tìm ra vị trí chính xác và quá khứ của thiên hà hóa thạch Heracles", Danny Horta, nghiên cứu sinh tại Đại học Liverpool John Moores, giải thích.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm nhà khoa học cho rằng vụ va chạm với Heracles là sự kiện lớn trong quá khứ của dải Ngân Hà. Điều này khiến dải Ngân Hà trở nên độc đáo vì đa số thiên hà xoắn ốc lớn trải qua "tuổi thơ" bình lặng hơn nhiều.
"Là ngôi nhà vũ trụ của con người, dải Ngân Hà vốn đã rất đặc biệt với chúng ta. Tuy nhiên, việc thiên hà cổ đại Heracles bị chôn vùi bên trong khiến dải Ngân Hà càng thêm đặc biệt", Schiavon nhận xét.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
