Tác hại khi ăn quá nhiều tỏi và tỏi sống
Nếu ăn nhiều tỏi sống, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy hơi khó chịu trong bao tử, và tiêu chảy. Vì vậy không nên dùng tỏi với liều cao và lâu dài.
Tỏi dễ gây bỏng, kích ứng niêm mạc miệng, lưỡi, đường tiêu hóa, phân tán mùi qua hơi thở và mồ hôi.
Các bạn không nên ăn cả tép tỏi mà hãy cắt hoặc nghiền nhỏ, để tỏi được tiếp xúc với không khí, giúp alliin có trong tỏi chuyển hóa thành allicin.
Không nên ăn tỏi khi đói hoặc đang trong quá trình uống thuốc. Hạn chế ăn quá 10g tỏi mỗi ngày vì nếu ăn quá nhiều có thể gây hại dạ dày.
Người mắc bệnh tim, huyết áp cao hay tiểu đường phải cẩn thận khi dùng tỏi.
Những trường hợp không nên ăn tỏi: người bị bệnh về mắt, thể chất yếu, bị nhiệt, người mắc bệnh gan, hay đi ngoài, người đang mắc bệnh nặng. Ngoài ra, những người mắc bệnh tim, huyết áp cao hay tiểu đường lại càng phải cẩn thận khi dùng tỏi. Đặc biệt là những người đang mắc các chứng bệnh về máu huyết vì tỏi sẽ làm loãng máu.
Ngoài ra, khi dùng tỏi bạn cần chú ý những điều dưới đây:
- Phụ nữ cho con bú lưu ý không nên ăn tỏi. Vì hoạt chất của tỏi có thể được tiết qua sữa mẹ, làm cho trẻ sơ sinh có thể bị đau bụng. Mặt khác, việc ăn quá nhiều tỏi có thể gây ra chứng khó tiêu.
- Không nên đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút, có thể bị bỏng rát da. Nước tỏi tươi dùng ngoài da có thể gây dị ứng như làm đỏ da hay phồng da ở một số người. Khi dùng tỏi để trị giun kim (uống và thụt hậu môn dịch tỏi) không được dùng quá liều có thể gây viêm ruột hoặc tiêu chảy.
- Không ăn tỏi khi mắc bệnh tả: Với những người có sức khỏe bình thường thì việc ăn tỏi rất có lợi cho dạ dày. Tuy nhiên, với những người đang trong thời gian mắc bệnh tả thì tỏi lại là loại thực phẩm nên tránh xa. Bởi lẽ, lượng allicin trong tỏi có thể làm tăng sự kích thích của thành ruột, từ đó gây ra tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề và khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra những biến chứng khó kiểm soát.
Theo lương y Đinh Công Bảy, Hội Dược liệu TP. HCM, tỏi tươi có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là hoàn toàn vô hại. Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, phòng ngừa ung thư nhưng nếu ăn quá nhiều tỏi gây viêm loét dạ dày, thiếu máu, hại đến gan và mắt.
- Không ăn tỏi lúc bụng đói, sẽ kích thích mạnh niêm mạc dạ dày, ruột, làm ợ nóng có thể gây viêm thực quản.
- Tất cả chúng ta đều biết rằng, tỏi có thể gây cay mắt và khó chịu trong một thời gian ngắn. Điều này xuất phát từ chất allicin có trong những tép tỏi. Nếu bạn tham làm mà cho nhiều tỏi khi chế biến thức ăn thì không chỉ chứng đầy hơi, khó tiêu xuất hiện mà dạ dày còn dễ bị nóng trong. Hậu quả là ruột non cũng sẽ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng táo bón, viêm dạ dày hoặc các bệnh nghiêm trọng khác... Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày), không nên ăn quá nhiều tỏi một lần, vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt.
Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ. Phụ nữ có thai, người thể âm hư nội nhiệt (thể trạng gầy, tiểu vàng, khô, khát, nóng bên trong), đau mắt, mũi, răng, cổ, lưỡi, mồm lở... không được dùng những bài thuốc có tỏi.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.
