Tài liệu cổ tiết lộ "bí kíp" đào tạo Samurai

Để trở thành một võ sĩ Samurai, họ phải tuân theo nhiều quy tắc, trải qua những bài học vô cùng nghiêm khắc.

>>> Vì sao con các Samurai hay bị khuyết tật?

Vừa qua, các nhà nghiên cứu đã giải mã được một văn bản dùng để đào tạo ra những chiến binh Samurai vào thế kỷ XIX ở Nhật Bản.

Văn bản này đã được dịch sang tiếng Anh và phân tích bởi một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản học thuộc ĐH Eötvös Loránd ở Budapest, Hungary. Với tên gọi gốc là “Bugei no jo” được dịch ra là “giới thiệu về võ thuật”, văn bản này được xác định viết vào năm thứ 15 của kỷ nguyên Tenpo ở đất nước Mặt trời mọc (năm 1844).

Nội dung chủ yếu của tài liệu này hướng dẫn cho các môn sinh về hệ thống võ thuật mà họ cần phải tiếp thu để trở thành một võ sĩ Samurai.

Tài liệu cổ tiết lộ bí kíp đào tạo Samurai
Một chiến binh Samurai vào năm 1860 tại Nhật Bản

Nhóm nghiên cứu cho biết, văn bản được viết bởi một bậc thầy về quân sự của Trung Quốc cổ đại. Cách viết của văn bản theo phong cách kanbun, kết hợp yếu tố trong chữ viết của Trung Quốc và Nhật Bản.

Theo đó, những môn sinh muốn theo học phải có kỷ luật tốt và không được thể hiện nỗi sợ hãi đối phương. Một đoạn trích được lấy ra từ bản dịch nói rằng: “Khi bước ra khỏi cổng, mặc dù quân số đối phương nhiều hơn nhưng chúng ta không bị lung lay vì sợ hãi. Nếu làm được như vậy, chúng ta đã chiến thắng khi cuộc chiến chỉ mới bắt đầu”.

Tài liệu cổ tiết lộ bí kíp đào tạo Samurai
Các Samurai với áo giáp và vũ khí khác nhau

Một điều quan trọng khác được đề cập đến trong bản dịch là việc môn sinh phải khéo léo kết hợp cả tri thức, việc giữ bình tĩnh và khả năng sử dụng kiếm khi ra trận. Bên cạnh đó, những Samurai tương lai còn phải tuân theo nhiều quy tắc khác.

Tài liệu cổ tiết lộ bí kíp đào tạo Samurai
Những chiến binh Samurai qua tranh vẽ của Nhật Bản

Họ phải cam kết không để kiến thức được dạy bị truyền ra ngoài nhằm giúp các môn sinh tìm được chính mình trong cuộc chiến. Mặt khác, các Samurai bắt buộc phải tuân theo nhiều quy tắc quan trọng như dù chết cũng giữ lấy danh dự hay cam kết không gây ra những hành động đáng xấu hổ.

Balázs Szabó - một chuyên gia tham gia nghiên cứu chia sẻ: "Những tài liệu, văn bản này mới chỉ cung cấp cái nhìn thoáng qua về các kỹ thuật mà Samurai được học. Đằng sau đó còn rất nhiều bí ẩn và đó là mục tiêu hướng tới của chúng tôi".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News