Tai nghe thông minh giúp bảo vệ thính giác, nghe thấy tiếng đồng đội và xác định vị trí kẻ thù

Chiến trường vốn dĩ luôn ồn ào vì tiếng súng, tiếng pháo và bom đạn nổ liên tục Điều này đặt ra những trở ngại lớn đối với những người lính trên chiến trường. 

Nếu những người lính đeo tai nghe để bảo vệ thính giác, họ sẽ khó có thể nghe được tiếng súng của đối phương phát ra từ đâu. Nhưng nếu không đeo tai nghe hoặc nút tai, thính giác của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì tiếng súng đạn.

Tuy nhiên các nhà khoa học đã phát triển thành công một giải pháp vừa bảo vệ thính giác cho binh lính và vẫn có thể giúp họ phát hiện được vị trí có tiếng súng hay giọng nói của đồng đội.

Đó là chiếc tai nghe có tên TCAPS, tạm dịch là Hệ thống bảo vệ và liên lạc chiến thuật (Tactical Communication and Protective Systems). Hệ thống này hoạt động dựa vào smartphone và được thiết kế giúp các binh lính có thể xác định được vị trí của kẻ thù qua tiếng súng.

Tai nghe thông minh giúp bảo vệ thính giác, nghe thấy tiếng đồng đội và xác định vị trí kẻ thù
Tai nghe sử dụng các micro nhỏ đặt ở bên trong và ngoài ống tai của người lính.

Tai nghe TCAPS sử dụng các micro nhỏ đặt ở bên trong và ngoài ống tai của người lính. Những chiếc micro này cho phép binh sĩ có thể nghe thấy giọng nói của đồng đội và lọc những tiếng động lớn bao gồm tiếng súng bắn để bảo vệ thính giác.

Viện nghiên cứu Saint-Louis của Pháp là nơi đã cho ra đời công nghệ trên. Các nhà khoa học đã áp dụng kiến thức liên quan đến vũ khí hiện đại để phát triển các tính năng. Trong thực tế, vũ khí hiện đại thường tạo ra hai sóng khi khai hỏa. Một là sóng xung kích siêu thanh di chuyền theo hình nón phía trước viên đạn và sóng hình cầu tỏa ra từ họng súng.

Tai nghe thông minh giúp bảo vệ thính giác, nghe thấy tiếng đồng đội và xác định vị trí kẻ thù
Tai nghe TCAPS.

Theo đó micro bên trong ống tai có tác dụng đo chênh lệch thời gian giữa hai sóng này khi chúng truyền đến tai của binh sĩ. Dữ liệu chênh lệch trên sẽ được gửi đến ứng dụng trên điện thoại qua kết nối Bluetooth. Hệ thống sau đó sẽ sử dụng một thuật toán để xác định hướng phát ra tiếng súng và giúp binh sĩ định vị được quân địch.

Sébastien Hengy, trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ: "Nếu smartphone có bộ xử lý tốt, thời gian tính toán có thể chỉ mất khoảng nửa giây". Công nghệ TCAPS hứa hẹn sẽ sớm được thử nghiệm trên đầu nhân tạo vào cuối năm nay. Nếu mọi thứ thuận lợi, chúng ta có thể sớm thấy công nghệ này xuất hiện trên chiến trường vào năm 2021.

Giới thiệu về tai nghe thông minh TCAPS giúp binh sĩ có thể bảo vệ thính giác và phát hiện được vị trí phát ra tiếng súng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát triển kính áp tròng thông minh mà quân đội Mỹ đang tìm kiếm bấy lâu nay

Phát triển kính áp tròng thông minh mà quân đội Mỹ đang tìm kiếm bấy lâu nay

Một loại kính áp tròng thông minh vừa được các nhà khoa học Pháp phát triển thành công hứa hẹn sẽ là tiền đề để cách mạng hóa quân đội với các thiết bị thông minh, hỗ trợ binh lính trong chiến đấu.

Đăng ngày: 19/05/2019
Máy trợ thính điều khiển bằng suy nghĩ đầu tiên thế giới

Máy trợ thính điều khiển bằng suy nghĩ đầu tiên thế giới

Các nhà khoa học phát triển thành công máy trợ thính được điều khiển bằng suy nghĩ đầu tiên trên thế giới, giúp người khiếm thính phân biệt được giọng nói trong các không gian ồn ào.

Đăng ngày: 18/05/2019
Siêu tụ điện vẫn hoạt động sau 40 lần bị đập bằng búa

Siêu tụ điện vẫn hoạt động sau 40 lần bị đập bằng búa

Các nhà nghiên cứu cho biết đã chế thành công một thiết bị lưu trữ năng lượng có thể chịu được búa đập hơn 40 lần và cũng không dễ cháy như pin lithium-ion.

Đăng ngày: 18/05/2019
Chỉ 3 ngày làm

Chỉ 3 ngày làm "bay" mùi hôi sông Tô Lịch: Công nghệ Nhật sẽ đặt dưới đáy sông là gì?

Cùng tìm hiểu về công nghệ của Nhật Bản hứa hẹn sẽ làm sạch sông Tô Lịch này.

Đăng ngày: 17/05/2019
Thử nghiệm pin mặt trời có thể in bằng mực thông thường

Thử nghiệm pin mặt trời có thể in bằng mực thông thường

Các tấm pin này có trọng lượng rất nhẹ, có thể hoạt động với ánh sáng yếu và tiết kiệm chi phí hơn so với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Đăng ngày: 17/05/2019
Con chip bé nhỏ này sẽ phá bỏ định luật Moore để trở thành kẻ dẫn đầu ngành trí tuệ nhân tạo

Con chip bé nhỏ này sẽ phá bỏ định luật Moore để trở thành kẻ dẫn đầu ngành trí tuệ nhân tạo

Con chip Eyeriss xuất hiện trước những "tay to mặt lớn" của ngành công nghệ thế giới, rồi để lại những ấn tượng sâu sắc về tương lai có thể có của ngành trí tuệ nhân tạo.

Đăng ngày: 16/05/2019
Nhật Bản thử nghiệm tàu

Nhật Bản thử nghiệm tàu "hình viên đạn" nhanh nhất thế giới, tới 400km/h

Nhật Bản vừa đưa vào thử nghiệm tàu cao tốc nhanh nhất thế giới từ trước đến nay với vận tốc cực đại lên đến 400 km/h.

Đăng ngày: 13/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News