Tại sao băng Nam Cực tan chảy nhanh hơn dự kiến lại là một tin tốt?

Tốc độ tan băng tại Nam Cực đang tăng rất nhanh so với những gì được tính toán trước đó. Nhưng đổi lại, một hiệu ứng khác có thể giúp chúng ta chống lại quá trình này một cách hiệu quả hơn.

Trái đất nóng lên, và hệ quả là băng ở hai cực đang tan dần. Chúng ta vẫn biết điều đó, và đang tìm mọi cách để khắc phục.

Nhưng theo một nghiên cứu mới đây, lượng băng tại Nam Cực hóa ra tan nhanh hơn những gì khoa học đã dự kiến. Nghiên cứu cho rằng tốc độ tăng của băng đã ngày càng tăng lên trong vòng 5 năm vừa qua.

Tại sao băng Nam Cực tan chảy nhanh hơn dự kiến lại là một tin tốt?
Tốc độ tăng của băng đã ngày càng tăng lên trong vòng 5 năm vừa qua.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng các mảng địa chất phía dưới bờ Tây Nam Cực - mà cụ thể là vùng vịnh Amundsen (ASE) - đang dâng lên nhanh chóng. Dù dây chỉ là một khu vực nhỏ, nhưng số băng tan ra tại đây chiếm tới 1/4 tổng lượng băng tan của cả hành tinh.

"Lượng nước đang lưu trữ tại Nam Cực có ảnh hưởng với phạm vi toàn cầu, nhưng mạnh nhất vẫn là với vùng Bắc Âu" - trích lời tác giả nghiên cứu là tiến sĩ Valentina Barletta từ ĐH Kỹ thuật Đan Mạch.

"Do hiệu ứng từ lực hấp dẫn, băng tan tại Nam Cực sẽ khiến nước biển vùng Bắc Âu tăng lên. Ngược lại, băng tan tại Greenland lại khiến các vùng biển của Nam bán cầu tăng lên".

Theo Barletta, các nghiên cứu trước kia đã đánh giá quá thấp tốc độ tan băng tại Nam Cực, thấp hơn khoảng 10% so với con số thực tế. Dù nghe thì có vẻ đáng ngại, nhưng các chuyên gia lại cho rằng đây là một tin tốt, ít nhất là với những thành phố đang nằm thấp hơn mực nước biển.

Lý do là vì băng rất nặng, và chúng có thể "ấn" lớp vỏ Trái đất bên dưới xuống sâu hơn một chút. Khi băng tan, khối lượng ấy mất đi và lớp vỏ cũng dần nổi lên. Và khi ấy, các thành phố ở độ cao thấp có thể được đẩy cao thêm một chút.

Các nghiên cứu trước kia cho rằng quá trình này diễn ra rất chậm. Ví dụ như khu vực Scandinavia tại Bắc Âu hiện chỉ nâng được khoảng 10mm/năm kể từ 10.000 năm trước - thời điểm kỷ băng hà kết thúc. Thế nên, dù đất có nâng lên thì cũng không thể so với việc nước biển dâng cùng được.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Barletta lại đưa ra một kết quả khác. Sử dụng dữ liệu từ 6 trạm GPS quanh ASE, thì vùng vỏ Trái đất ở đây dâng lên tới 41mm/năm, tức là gấp 5 lần so với mức được ước lượng trước đó.

Tại sao băng Nam Cực tan chảy nhanh hơn dự kiến lại là một tin tốt?
Một trạm GPS tại Nam Cực.

Nghiên cứu lần này cũng khiến các kết quả nghiên cứu khác trở nên mất giá trị. Thông thường tại các vùng địa lý xa xôi thế này, khoa học buộc phải dựa dẫm vào thông số từ vệ tinh. Và sau khi thêm vào yếu tố trọng lực (ít băng thì trọng lực cũng giảm đi), kết quả trên đã được công bố.

Theo Barletta, lượng băng tại ASE tăng nhanh hơn nơi khác một phần là vì có quá nhiều băng nằm dưới biển. Các dòng chảy từ đại dương ngày càng mạnh lại khiến băng tan nhanh hơn. Nhưng nếu vỏ Trái đất nổi lên vừa đủ, nó có thể chặn lại dòng nước biển và khiến tốc độ băng tan chậm hẳn đi trong hàng thế kỷ.

Hiện tại, vẫn còn quá sớm để cho rằng hiệu ứng này có thể ngăn chặn băng giá tại ASE mất đi, hoặc nó được áp dụng cho các khu vực khác hay không. Nhưng ít nhất thì viễn cảnh nước biển dâng lên không đến nỗi quá u ám như chúng ta tưởng tượng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Làm 26 người chết và mất tích ở Tây Bắc, lũ quét tiếp tục đe dọa Đông Bắc

Làm 26 người chết và mất tích ở Tây Bắc, lũ quét tiếp tục đe dọa Đông Bắc

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 23-26/6, mưa lớn đã xảy ra trên diện dộng ở các tỉnh Tây Bắc Bộ.

Đăng ngày: 27/06/2018
Đến năm 2030: Thế giới sẽ ngập trong rác thải nhựa vì Trung Quốc cấm nhập khẩu rác

Đến năm 2030: Thế giới sẽ ngập trong rác thải nhựa vì Trung Quốc cấm nhập khẩu rác

Ước tính đến năm 2030, thế giới sẽ thải ra khoảng 111 triệu tấn chai nhựa, hộp đựng thức ăn và các loại rác thải nhựa khác.

Đăng ngày: 26/06/2018
Bầu khí quyển Ấn Độ kỳ lạ nhìn từ không gian, chuyện gì xảy ra?

Bầu khí quyển Ấn Độ kỳ lạ nhìn từ không gian, chuyện gì xảy ra?

Trong biểu đồ, Ấn Độ là quốc gia chứa lượng formaldehyde trong khí quyển nhiều nhất thế giới. Một số vùng khác cũng tập trung lượng lớn formaldehyde là Trung Phi, Trung Mỹ, Đông Á và Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/06/2018
Bão nhiệt đới ngày càng di chuyển chậm dần và đó là tin xấu đối với tất cả chúng ta

Bão nhiệt đới ngày càng di chuyển chậm dần và đó là tin xấu đối với tất cả chúng ta

Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature mới đây, những cơn bão đang có xu hướng di chuyển chậm hơn so với bình thường. Hệ lụy từ việc bão di chuyển chậm là những trận mưa lớn và gió giật dai dẳng.

Đăng ngày: 24/06/2018
Tuyết rơi giữa mùa hè ở Trung Quốc

Tuyết rơi giữa mùa hè ở Trung Quốc

Tuyết rơi trên diện rộng, kèm theo mưa đá và gió mạnh khiến giao thông tại một số khu vực ở dãy núi Trường Bạch bị ảnh hưởng.

Đăng ngày: 24/06/2018
Quỷ cát cuốn toilet công cộng bay thốc lên trời

Quỷ cát cuốn toilet công cộng bay thốc lên trời

Ba toilet lần lượt bị quỷ cát bốc lên cao trong công viên Mỹ, khiến người dân bỏ chạy tán loạn để tìm chỗ trú.

Đăng ngày: 21/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News