Tại sao cá sấu ở Nepal có màu cam kỳ lạ?

Cá sấu đầm lầy và cá sấu sông Hằng chuyển thành màu cam và các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân nằm ở lượng sắt trong nước tại khu vực chúng sinh sống.

Những con cá sấu màu cam được phát hiện ở vườn quốc gia Chitwan dưới chân dãy Himalaya. Để tìm hiểu tại sao cá sấu có màu sắc kỳ lạ này, Phoebe Griffith, nhà nghiên cứu tại Viện sinh thái học nước ngọt và ngư nghiệp nội địa Leibniz, và cộng sự hợp tác với dự án Mecistops. Đây là dự án bảo tồn chuyên bảo vệ và tái giới thiệu cá sấu mũi hẹp (Mecistops cataphractus) tại Côte d'Ivoire và phía tây châu Phi.

Tại sao cá sấu ở Nepal có màu cam kỳ lạ?
Một con cá sấu màu cam trong vườn quốc gia Chitwan. (Ảnh: Phoebe Griffith).

Nhóm nghiên cứu phát hiện một số dòng sông và suối chảy qua vườn quốc gia có lượng sắt cực cao. Cá sấu đầm lầy và cá sấu sông Hằng dành nhiều thời gian dưới suối hoặc gần cửa sông, dần dần có màu cam đậm. Vài khu vực ở Chitwan có nồng độ sắt trong nước cao, sắt phản ứng với oxy tạo thành hợp chất màu cam gọi là oxit sắt. Do sống chủ yếu dưới nước, cá sấu sông Hằng không thích nghi tốt với việc đi lại trên cạn và chỉ bò lên bờ cát để sưởi nắng hoặc làm tổ. Dòng sông giàu sắt có thể khiến phần vảy và răng của chúng bao phủ một lớp hạt gỉ sét tạm thời.

Cá sấu sông Hằng (Gavialis gangeticus) là loài cá sấu nước ngọt cực kỳ nguy cấp có mõm thuôn dài và khối u lớn ở chóp. Con đực có thể dài 5 m và nặng tới 250 kg. Quần thể cá sấu sông Hằng ở Nepal đã giảm 98% từ thập niên 1940 do bị săn bắt quá mức, theo Hiệp hội Động vật học London. Phần lớn trong số 200 cá thể còn lại sống ở vườn quốc gia Chitwan, nơi chúng đối mặt nhiều nguy cơ khác như ô nhiễm, khai thác mở và số lượng cá giảm.

Cá sấu đầm lầy (Crocodylus palustris) phổ biến hơn, sinh sống ở các đầm lầy và đường thủy trải dài từ phía nam Iran tới tiểu lục địa Ấn Độ. Chúng có phần mõm rộng và kích thước tương tự cá sấu sông Hằng, nhưng có thể nặng gấp đôi tùy theo vòng ngực. Theo nhà động vật học Lala Aswini Kumar Singh, hạt gỉ sét bám trên cơ thể cá sấu có thể tự động trôi đi ở vùng nước sạch hơn.

Một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Sinh thái học châu Phi ghi nhận cá sấu lùn (Osteolaemus tetraspis) sống trong hang động ở Gagon có thể chuyển thành màu cam do tiếp xúc với phân dơi chứa lượng lớn urea, hợp chất có tác động tẩy màu hình thành khi protein phân hủy trong gan.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đáy chai nước giải khát có hình hoa 5 cánh?

Vì sao đáy chai nước giải khát có hình hoa 5 cánh?

Thiết kế bông hoa 5 cánh của đáy chai nước ngọt, nước có ga giúp phân tán áp suất, tăng độ cứng, hỗ trợ chai đứng vững.

Đăng ngày: 07/06/2023
Vì sao một số người luôn đến muộn?

Vì sao một số người luôn đến muộn?

Trong cuộc sống, có một số người không bao giờ đến đúng giờ, cho dù đó là hẹn ăn trưa hay cuộc họp công việc.

Đăng ngày: 07/06/2023
Vì sao dễ bị say xe khi đọc sách trên xe hơi?

Vì sao dễ bị say xe khi đọc sách trên xe hơi?

Đọc sách trên xe là cách giết thời gian hiệu quả. Nhưng với một số người, đọc sách trên ô tô có thể say xe.

Đăng ngày: 06/06/2023
Tại sao con người ở vùng nhiệt đới khó thích nghi với mức nhiệt 40 độ C?

Tại sao con người ở vùng nhiệt đới khó thích nghi với mức nhiệt 40 độ C?

Các chuyên gia của Đại học Bristol cho biết căng thẳng do nhiệt có thể đạt đến mức giới hạn mà tất cả con người, ngay cả những người khỏe mạnh và thích nghi tốt, cũng không thể sống sót.

Đăng ngày: 05/06/2023
Vì sao các nhà sản xuất pin xe điện lại tỏ ra thèm muốn

Vì sao các nhà sản xuất pin xe điện lại tỏ ra thèm muốn "khoai tây biển sâu"?

Khoai tây biển sâu hay còn được gọi là củ mangan, được tạo thành từ bốn kim loại cần thiết để sản xuất pin - coban, đồng, mangan và niken - cũng như một số sắt, titan và một lượng nhỏ kim loại đất hiếm.

Đăng ngày: 05/06/2023
Tại sao các toa tàu điện ngầm cũ tại New York không còn được sử dụng lại bị ném xuống biển?

Tại sao các toa tàu điện ngầm cũ tại New York không còn được sử dụng lại bị ném xuống biển?

Tại New York việc ném những toa tàu không còn được sử dụng xuống biển lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Đăng ngày: 04/06/2023
Tại sao ở hầu hết các loài động vật có vú, con đực lớn hơn con cái, nhưng côn trùng thì ngược lại?

Tại sao ở hầu hết các loài động vật có vú, con đực lớn hơn con cái, nhưng côn trùng thì ngược lại?

Động vật có vú và côn trùng là 2 nhóm động vật phong phú và đa dạng nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 04/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News