Tại sao cá voi không chết đuối khi nuốt đầy miệng nước?

Các nhà nghiên cứu phát hiện một "nút chặn" ở họng của vài loài cá voi giúp che kín đường thở hoặc thực quản khi cần, giúp chúng khỏi bị chết đuối.

Tại sao cá voi không chết đuối khi nuốt đầy miệng nước?
Nút chặn ở miệng giúp những loài như cá voi xanh không bị chết đuối do nuốt vào lượng nước lớn. (Ảnh: mic1805/Depositphotos).

Cá voi thường kiếm ăn bằng cách nuốt lượng nước khổng lồ để bắt nhuyễn thể nhỏ. Kiếm ăn kiểu bổ nhào là chiến thuật một số loài cá voi tấm sừng như cá voi lưng gù và cá voi xanh sử dụng. Chúng thường bơi ở tốc độ cao vào đàn cá lớn, đớp đầy miệng hết mức có thể. Tất nhiên, cách kiếm ăn này kéo theo lượng nước khổng lồ tràn vào miệng. Cá voi sẽ phun ra bằng cách lọc qua những tấm sừng, chỉ giữ lại thức ăn là nhuyễn thể. Chúng làm điều này bằng cách nào mà không để nước tràn vào phổi hoặc ruột?

Trong nghiên cứu mới công bố hôm 20/1 trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học phát hiện một khối thịt đóng vai trò như nút chặn ở phía sau miệng của cá voi vây. Khi con vật hít thở, nút chặn nằm ở cuối lưỡi cho phép không khí truyền từ hốc mũi vào đường hô hấp dưới, đồng thời chặn bất cứ thứ gì ở miệng tràn qua.

Khi cá voi muốn nuốt thức ăn, nút này dịch chuyển lên xuống, chặn ổ mũi và mở đường thông từ miệng vào thực quản. Cùng thời điểm, một cấu trúc sụn chặn lối vào thanh quản và đường hô hấp dưới, ngăn thức ăn hoặc nước tiếp xúc với phổi.

"Chúng tôi chưa thấy cơ chế bảo vệ này ở bất kỳ động vật nào khác", tiến sĩ Kelsey Gil, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. "Phần lớn hiểu biết của chúng ta về cá voi và cá heo đến từ cá voi có răng với đường hô hấp hoàn toàn riêng biệt, vì vậy chúng ta vẫn mặc định cá voi kiếm ăn theo kiểu bổ nhào cũng vậy".

Nhóm nghiên cứu cho biết cấu tạo đặc biệt trên là chìa khóa giúp cá voi trở thành động vật lớn nhất từng sống trên Trái đất. Kiếm ăn bằng cách lọc nước để săn những đàn nhuyễn thể là cách duy nhất để cung cấp năng lượng khổng lồ giúp chống đỡ kích thước cơ thể lớn như vậy. Các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch tiếp tục tìm hiểu đặc điểm cơ thể của cá voi, nhằm hiểu rõ hơn về chúng và ảnh hưởng từ hoạt động của con người tới thói quen kiếm ăn của chúng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao cần gỡ bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm?

Vì sao cần gỡ bỏ sợi chỉ đen trên lưng tôm?

Tôm là loại hải sản cực kỳ phổ biến trên toàn thế giới với lượng tiêu thụ ngày càng tăng lên.

Đăng ngày: 25/01/2022
Nhóm người ngồi xuồng qua sông thì bị đàn cá nhảy lên bao vây, tại sao vậy?

Nhóm người ngồi xuồng qua sông thì bị đàn cá nhảy lên bao vây, tại sao vậy?

Lý do gì khiến loài cá này nhảy lên khỏi mặt nước?

Đăng ngày: 24/01/2022
Vì sao lông chim là thứ quý giá nhất trên mũ quan lại nhà Thanh?

Vì sao lông chim là thứ quý giá nhất trên mũ quan lại nhà Thanh?

Hòa Thân giàu có, quyền lực là vậy còn chẳng có chiếc " lông chim" này.

Đăng ngày: 23/01/2022
Vì sao nhiều loài chim hót chỉ

Vì sao nhiều loài chim hót chỉ "một bài" suốt triệu năm?

Với cộng đồng chúng ta, chỉ cần 10 năm trôi qua là biết bao trào lưu âm nhạc mới ra đời.

Đăng ngày: 20/01/2022
Tại sao một số loài vật mở một mắt khi ngủ? Con người có thể làm vậy không?

Tại sao một số loài vật mở một mắt khi ngủ? Con người có thể làm vậy không?

Bạn đã bao giờ mất ngủ vì lạ nhà hay chưa? Thực ra, đó chỉ là ảo giác mà thôi, một phần não bộ của bạn khi đó vẫn ngủ, trong khi nửa não bộ còn lại thức canh cho bạn.

Đăng ngày: 18/01/2022
Tại sao núi lửa Tonga tạo ra lượng sét kỷ lục?

Tại sao núi lửa Tonga tạo ra lượng sét kỷ lục?

Núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ở dưới biển tạo ra lượng sét nhiều chưa từng thấy trong lịch sử kèm theo vụ nổ có thể nghe thấy từ khoảng cách hàng nghìn kilomet.

Đăng ngày: 18/01/2022
Tại sao người châu Á chỉ có 204 chiếc xương trong khi người Châu Âu và Châu Mỹ có đến 206 chiếc?

Tại sao người châu Á chỉ có 204 chiếc xương trong khi người Châu Âu và Châu Mỹ có đến 206 chiếc?

Hóa ra, sự khác biệt nằm ở bộ phận này trên cơ thể!

Đăng ngày: 17/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News