Tại sao chúng ta cảm thấy đợt nghỉ lễ trôi qua nhanh?
Hiện tượng tâm lý "nghịch lý ngày lễ", sự mong đợi và áp lực về một kỳ nghỉ hoàn hảo khiến nhiều người cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn.
Kỳ nghỉ hè, ngày Quốc khánh, nghỉ Tết thường trôi qua trong chớp mắt. Điều này khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối, mệt mỏi hơn khi phải trở lại đi học, đi làm. Theo các chuyên gia, nhận thức của con người vào thời gian khiến các kỳ nghỉ lễ có vẻ ngắn ngủi hơn so với những ngày đi làm. Hiện tượng này gọi là "nghịch lý ngày lễ".
Thuật ngữ này được giáo sư Claudia Hammond, giảng viên Tâm lý học tại Đại học Sussex, Anh, sử dụng để chỉ cảm giác không đồng nhất giữa hai khoảng thời gian bằng nhau. Trước và trong kỳ nghỉ, mọi người sử dụng góc nhìn mong đợi (prospective vantage) để đánh giá từng ngày trôi qua. Sau kỳ nghỉ, họ sử dụng góc nhìn hồi tưởng (retrospective vantage). Hai quan điểm này khác nhau rất nhiều dưới góc độ thời gian.
Theo nghiên cứu đăng tải trên Scientific American năm 2016, góc nhìn mong đợi có xu hướng diễn ra rất nhanh, đặc biệt với những kỷ niệm vui vẻ, khác biệt với cuộc sống thường ngày. Joshua Klapow, phó giáo sư phụ trách Y tế Công cộng tại Đại học Alabama ở Birmingham, cho biết nhiều người có thói quen "nhồi nhét" nhiều hoạt động trong kỳ nghỉ lễ. Họ "đóng gói" các hoạt động xã hội vốn mất hàng tuần hoặc vài tháng trong vỏn vẹn vài ngày. Những trải nghiệm này khiến từng giờ trôi qua nhanh chóng.
Một người đang đi nghỉ tại bờ biển. (Ảnh: Freepik).
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Cognitive Science năm 2012 gọi góc nhìn này là "cỗ máy thời gian trong tâm trí", ảnh hưởng đến cách mỗi người đánh giá về tốc độ thời gian.
Lý do thứ hai khiến kỳ nghỉ lễ trôi qua nhanh là áp lực tâm lý. Theo phó giáo sư Klapow, nhiều tháng trước đợt lễ Tết, các nhà bán lẻ cố ý quảng bá, truyền thông về chủ đề này, xây dựng sự mong đợi cho khách hàng để kích cầu. Tại Mỹ, điều này đặc biệt phổ biến trước dịp Giáng sinh. Nhiều nhãn hàng đếm ngược vài tháng, tạo áp lực khiến mọi người cảm thấy kỳ nghỉ lễ trôi qua nhanh chóng.
Các kỳ vọng xung quanh kỳ nghỉ cũng khiến mọi người cảm thấy thời gian thật ngắn ngủi.
"Chúng ta thường mong đợi quá nhiều. Chúng ta muốn vui vẻ, muốn mọi thứ xảy ra thuận lợi, khác biệt với cuộc sống thường nhật. Khi đặt kỳ vọng như vậy vào một vài ngày cụ thể, chúng sẽ trôi qua rất nhanh", phó giáo sư Klapow nói, thêm rằng nếu bạn gấp rút để được trải nghiệm một kỳ nghỉ tuyệt vời, mọi thứ sẽ diễn ra với tốc độ chóng mặt.

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?
Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?
Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

"Thành phố không dùng điều hòa" ở Trung Quốc: Người dân không biết nắng nóng là gì!
Nhờ ưu thế về đặc điểm khí hậu, người dân Lục Bàn Thủy chưa bao giờ biết nắng nóng là gì nếu cả đời chỉ quanh quẩn ở vùng đất này.

Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Vì sao cung nữ xưa không dám đụng vào món cá dù rất thích ăn?
Ai cũng biết các món ăn từ cá đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng các cung nữ lại không dám động đũa tới món này, vì sao vậy?

Tại sao gấu nước sống hàng thập kỷ không cần nước?
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tokyo phát hiện một protein giúp gấu nước sống sót qua nhiều năm trong môi trường không có nước.
