Tại sao chúng ta không thể ghép não?

Với khoa học hiện nay, chúng ta có thể ghép rất nhiều cơ quan khác chẳng hạn như tuyến tụy, ruột, tuyến ức,... và trong số các nội tạng thì thận, gan và tim là những cơ quan được cấy ghép thường xuyên nhất. Thậm chí các nhà khoa học đang nghiên cứu cách thay thế nội tạng người bằng mô hình 3D. Nhưng vẫn có một thứ không thể cấy ghép, hôm nay hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng ta không thể cấy ghép não?

  • Năm 1954, ca ghép thận và cũng là ca ghép tạng đầu tiên thành công tại một bệnh viện ở Boston.
  • Năm 1963, ca ghép phổi đầu tiên ở người được thực hiện tại Đại học Mississippi.
  • Năm 1967, ca ghép gan đầu tiên được thực hiện tại Mỹ và cùng năm đó, ca ghép tim cũng thành công tại một bệnh viện ở Cape Town, Nam Phi.

Bộ não rất phức tạp hơn bất kì cơ quan nào khác

Bộ não nặng trung bình khoảng 1,5 kg ở người trường thành, đây là trung tâm thần kinh chỉ huy mọi hoạt động của cơ thể. Bộ não tuy nhỏ nhưng làm rất nhiều việc nên cần tiêu thụ đến 20% năng lượng của cơ thể.

Khi chúng ta ghép tim, các bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng máy bơm cơ học để giữ cho máu chảy trong cơ thể trong khi tim được cấy ghép. Tim mới được kết nối với các mạch máu chính và việc này có thể mất vài giờ. Còn não thì khó hơn nhiều vì phải kết nối các sợi thần kinh từ não mới với tủy sống. Và với một sai sót nhỏ gây chấn thương tủy sống sẽ mang lại hậu quả vô cùng nặng nề như liệt chẳng hạn.

Tại sao chúng ta không thể ghép não?

Vào những năm 1950, nhà khoa học người Nga Vladimir Demikhov đã tạo ra thứ được gọi là chó Frankenstein, khi ông cấy đầu của một con chó lên một con chó khác. Tiếp đến, nhà khoa học người Mỹ Robert White đã gây tranh cãi với ca cấy ghép đầu từ con khỉ này sang con khác, nhưng con khỉ bị tê liệt do tổn thương tủy sống và chết trong vài ngày.

Về cơ bản có thể ghép não hoặc đầu, nhưng thực hiện thành công để vật chủ sống bình thường mới là vấn đề. Tất cả các bác sĩ phẫu thuật thần kinh dường như đều đồng ý rằng khi các dây thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương bị cắt đứt sẽ không thể kết nối lại hay nói cách khác, công nghệ hiện tại chưa cho phép điều đó. Với khoa học hiện tại, chúng ta chỉ có thể gắn bộ não với động mạch và tĩnh mạch, điều này giúp não vẫn sống, bạn vẫn có thể suy nghĩ, nhưng sẽ hoàn toàn mất cảm giác và bị liệt.

Tại sao chúng ta không thể ghép não?

Cơ thể cũ không chấp nhận bộ não mới

Một điều khác là nếu một bộ não được đặt vào một cơ thể khác, nó rất khó để đồng bộ ngay cả khi tất cả các mạch máu và dây thần kinh đều được kết nối hoàn chỉnh. Hệ miễn dịch không cho phép điều đó xảy ra và buộc chúng ta phải sử dụng đến những liều thuốc ức chế miễn dịch khổng lồ để đảm bảo hệ miễn dịch không tấn công bộ não mới.

Tại sao chúng ta không thể ghép não?

Bạn sẽ là ai sau khi ghép não?

Không ai thực sự biết được điều gì sẽ xảy ra khi tái tạo thành công bộ não ở một cơ thể khác? Có rất nhiều suy đoán, nhưng ý kiến nhiều người đồng tình nhất chính là người được hồi sinh không phải là người nhận não mà chính là người cho não.

Tại sao chúng ta không thể ghép não?

Tóm lại, không sớm thì muộn việc ghép não cũng sẽ thành công khi mà khoa học không ngừng tiến bộ, nhưng một dấu hỏi khác lại được đặt ra: Nên hay không khi làm điều đó?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người phụ nữ mắc căn bệnh đau đớn nhất thế giới

Người phụ nữ mắc căn bệnh đau đớn nhất thế giới

Kayla Hansen mắc căn bệnh mà nỗi đau của nó mang lại hơn cả khi sinh con, gãy xương hay hóa trị ung thư.

Đăng ngày: 20/06/2020
BMI và tỉ lệ mỡ: Chỉ có một trong 2 chỉ số này thực sự quan trọng

BMI và tỉ lệ mỡ: Chỉ có một trong 2 chỉ số này thực sự quan trọng

Cả hai chỉ số BMI và tỉ lệ mỡ trong cơ thể đều được sử dụng để đo xem cơ thể bạn có khỏe mạnh hay không.

Đăng ngày: 19/06/2020
ADN và gene trong di truyền học

ADN và gene trong di truyền học

Hiện tại, con người chỉ biết được 1,2% ADN của giống loài mình, nghĩa là còn tới 98,8% chưa được biết tới.

Đăng ngày: 19/06/2020
Bất ngờ những món ăn làm tăng hoặc giảm các loại đột quỵ

Bất ngờ những món ăn làm tăng hoặc giảm các loại đột quỵ

Nghiên cứu quy mô lớn của anh phát hiện ra rằng gu ăn uống của mỗi người sẽ liên quan đến những loại đột quỵ khác nhau.

Đăng ngày: 19/06/2020
Ruột thừa có lợi hay hại? Triệu chứng và cách xử lý khi bị viêm ruột thừa

Ruột thừa có lợi hay hại? Triệu chứng và cách xử lý khi bị viêm ruột thừa

Trước đây người ta cho rằng ruột thừa vô tác dụng và cần phải loại bỏ trước khi nó bị viêm, gây bệnh viêm ruột thừa.

Đăng ngày: 19/06/2020
Nhà vệ sinh có thể lây lan bệnh Legionnaires

Nhà vệ sinh có thể lây lan bệnh Legionnaires

Căn bệnh Legionnaires có khả năng lây lan khi bạn xả bồn cầu, phát tán những “chùm” nước ô nhiễm vô hình vào không khí.

Đăng ngày: 18/06/2020
Virus HIV có thể ẩn nấp trong não người, chực chờ lây lan

Virus HIV có thể ẩn nấp trong não người, chực chờ lây lan

Một nghiên cứu mới đây trên chuột và mô người cho thấy virus HIV có thể ẩn náu trong não ngay cả khi người bệnh đang điều trị bằng liệu pháp kháng virus.

Đăng ngày: 18/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News