Tại sao chúng ta lại đau mắt cá chân khi chạy?

Tổn thương ở mắt cá chân thường do luyện tập quá sức hoặc khi chạy, động tác tiếp đất không đúng kỹ thuật. 

Mắt cá chân là phần nối cẳng và bàn chân. Hệ thống các khớp và dây chằng ở vùng này giúp bàn chân thực hiện các cử động linh hoạt. Mắt cá chân là một bộ phận khá quan trọng trong quá trình chạy bộ, là điểm tựa của cơ thể khi tiếp xúc với mặt đất. Khi vận động viên chạy, mỗi bước chân nâng lên và hạ xuống đều dồn tất cả trọng lượng cơ thể lên mắt cá.

Tại sao chúng ta lại đau mắt cá chân khi chạy?
Mắt cá chân chịu áp lực lớn các nhịp chạy nên dễ gặp chấn thương. (Ảnh: Stock).

Trong cấu tạo cơ thể, phần xương hông và những cơ yếu (gluteus medius) có tác động rất lớn đến sự ổn định của chân. Khi chạy, sự chuyển động của cơ trên và cơ dưới hông có thể gây ra sự mất ổn định và tổn thương đến mắt cá chân. Thêm vào đó, vận động viên lặp đi lặp lại các động tác nâng lên và hạ xuống chân, khiến các khớp ở mắt cá phải gánh trọng lượng cơ thể trong suốt quá trình luyện tập. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt cá chân thường thấy.

Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến chấn thương mắt cá chân thường thấy là do việc phải sử dụng các động tác lặp đi lặp lại gây ra tổn thương như viên gây do liên tục tác động trọng lực lớn. Ngoài ra việc mang phải giày dép không phù hợp cũng có thể gây chấn thương.

Khi vận động quá mức, người chạy có thể cảm thấy đau nhói hoặc đau liên tục dọc theo hai bên mắt cá chân do tình trạng căng cơ. Tình trạng này xảy ra bởi các động tác lặp đi lặp lại của cơ xương chậu hoặc cơ sau xương chày. Nếu không được điều trị kịp thời, đau mắt cá chân có thể diễn tiến nặng hơn như bong gân, đứt dây chằng do tác động quá mức hoặc tổn thương bên trong.

Cách khắc phục

Khi cơn đau xuất hiện, chuyên gia khuyên vận động viên nên dừng việc luyện tập, nghỉ ngơi một thời gian và thay đổi lại phương thức luyện tập. Tuy nhiên nếu cơn đau mắt cá chân trở nên tồi tệ hơn và không biết nguyên nhân là do đâu, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài từ 3-5 ngày hoặc gặp 1 số dấu hiệu như sưng, đau nhói không thuyên giảm nhiều ngày; không thể sinh hoạt, đi bộ hay lên xuống cầu thang một cách bình thường, hãy đến gặp các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên khoa để có thể có một liệu trình điều trị phù hợp.

Dù dừng luyện tập là điều không ai mong muốn, nhưng cơ thể vẫn cần thời gian nghỉ ngơi để mắt cá chân được phục hồi sau chấn thương. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, hãy chú ý đến cơ thể và xây dựng một thói quen tập thể dục thể thao đều đặn. Có thể kết hợp chạy bộ với các môn khác để giải phóng mô mềm, tăng sức mạnh cho chân, hông, mắt cá chân và lưng.

Ngoài ra, người tập có thể nhón gót chân hay tập các bài tập giữ thăng bằng bằng một chân để giúp ổn định nhằm giảm tác động lên mắt cá chân, cải thiện khả năng chạy.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hệ miễn dịch: Cơ chế kỳ diệu của cơ thể - đội quân thầm lặng giúp chúng ta sống sót

Hệ miễn dịch: Cơ chế kỳ diệu của cơ thể - đội quân thầm lặng giúp chúng ta sống sót

Có những thứ luôn ngày đêm phục vụ và bảo vệ chúng ta nhưng lại thường ít được để ý tới, một trong số đó là hệ miễn dịch trong cơ thể mỗi người.

Đăng ngày: 22/07/2021
Trung Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên do virus Monkey B

Trung Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên do virus Monkey B

Một bác sĩ thú y 53 tuổi ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã tử vong sau khi nhiễm một mầm bệnh hiếm gặp lây truyền từ linh trưởng, được gọi là virus Monkey B, theo Washington Post.

Đăng ngày: 20/07/2021

"Bẫy" kích thước nano vô hiệu hóa virus truyền nhiễm

​Loại bẫy này được đưa vào cơ thể để " bắt" virus viêm gan B hoặc adenovirus và vô hiệu hóa, có thể sử dụng như phương tiện vận chuyển thuốc.

Đăng ngày: 20/07/2021
Khói nấu ăn có hại cho sức khỏe của bạn không?

Khói nấu ăn có hại cho sức khỏe của bạn không?

Nấu ăn ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà theo những cách phức tạp và phương pháp tốt nhất để giữ an toàn là sử dụng hệ thống thông gió hiệu quả.

Đăng ngày: 20/07/2021
Nọc cực độc của rắn hổ có thể cứu sống con người

Nọc cực độc của rắn hổ có thể cứu sống con người

Các nhà khoa học đã tìm ra một chất siêu kết dính có thể gắn vào mô cơ thể con người để ngăn chảy máu khi bị chấn thương.

Đăng ngày: 19/07/2021
Nghiên cứu thành công phương pháp thử đường huyết không cần lấy máu

Nghiên cứu thành công phương pháp thử đường huyết không cần lấy máu

Ngày 13/7, các nhà khoa học Australia cho biết đã phát triển thành công phương pháp không xâm lấn để kiểm tra lượng đường trong máu cho bệnh nhân tiểu đường bằng nồng độ glucose qua nước bọt.

Đăng ngày: 17/07/2021
Cảnh báo nuôi rùa làm cảnh có thể rước bệnh vào thân

Cảnh báo nuôi rùa làm cảnh có thể rước bệnh vào thân

Các chuyên gia cảnh báo, việc nuôi rùa làm thú cưng có thể tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cho người cũng như rủi ro pháp lý khi rất nhiều loài rùa nằm trong danh mục bảo vệ của pháp luật.

Đăng ngày: 14/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News