Tại sao đàn ông không nên gần vợ lúc lâm bồn?

Hầu hết phụ nữ có thể e sợ việc phải vượt cạn mà không có chồng bên cạnh. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, điều đó thực tế lại tốt hơn cho họ.

Các nhà khoa học Anh khám phá ra rằng, sự hiện diện của bạn đời có thể gia tăng cơn đau đẻ của người phụ nữ. Trong thực tế, họ không phát hiện bất kỳ thai phụ nào giảm được cảm giác đau đẻ khi có chồng hoặc người yêu bên cạn trong các trường hợp nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia đến từ 3 trường University College London, Cao đẳng Nhà vua London và Đại học Hertfordshire đã tiến hành thí nghiệm đối với 39 phụ nữ.

Mỗi đối tượng nghiên cứu sẽ nhận một xung laze gây khó chịu ở ngón tay trong khi chồng hoặc người yêu đứng cạnh. Nhóm nghiên cứu đã giám sát hoạt động điện não của các phụ nữ và yêu cầu họ đánh giá độ mạnh của xung kích thích theo thang điểm 11.


Theo nghiên cứu mới, chồng ở bên cạnh lúc lâm bồn khiến phụ nữ càng tăng cơn đau đẻ. (Ảnh minh họa: Health News)

Các chuyên gia sau đó lặp lại thí nghiệm với thay đổi là, người đàn ông sẽ không ở cạnh vợ/người yêu của anh ta, mà sang một căn phòng khác.

Kết quả hé lộ, cơn đau mà các phụ nữ trải nghiệm không hề được giảm xuống với sự hiện diện của người bạn đời/người yêu. Trong thực tế, ở nhiều trường hợp, trải nghiệm đau thậm chí còn tăng lên.

Một số nghiên cứu trước đây từng cho rằng, phụ nữ không phải dùng nhiều thuốc giảm đau sau khi lâm bồn nếu lúc chuyển dạ có chồng bên cạnh. Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu mới nói kết luận trên là không chính xác.

Theo họ, khám phá vừa được đăng tải trên tạp chí Social Cognitive and Affective Neuroscience nên được xem là căn cứ để các bác sĩ thay đổi khuyến nghị dành cho các bà bầu.

Tiến sĩ Charlotte Krahe, người đứng đầu nghiên cứu mới, giải thích, bản chất của mối quan hệ lứa đối đã ảnh hưởng tới cơn đau người phụ nữ cảm nhận được. Những người phải cố gắng xây dựng quan hệ thân mật nhiều khả năng nhất sẽ cảm thấy cơn đau khi "một nửa" ở gần.

Tiến sĩ Krahé cho biết: "Chúng tôi rất quan tâm tới vai trò của các dạng tìm kiếm hoặc né tránh sự gần gũi trong mối quan hệ tình cảm của mỗi cá nhân. Chúng tôi muốn kiểm tra xem liệu kiểu gắn kết này có thể quyết định việc hỗ trợ của người bạn đời làm tăng hay giảm trải nghiệm cơn đau.

Kết quả cho thấy, các cá nhân tránh sự gần gũi có thể cảm thấy sự hiện diện của những người khác phá vỡ phương pháp ưa thích của họ trong việc tự đối phó với các đe dọa. Điều này rốt cuộc có thể gia tăng trải nghiệm cơn đau của các cá nhân".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News